Tâm lý bán tháo cổ phiếu đang hình thành

Thiếu vắng cả dòng tiền tiết kiệm và tiền từ vàng, TTCK đang trở nên vô vọng. Điểm số thị trường giờ đây không còn quá quan trọng, dù có phá đáy cũ hay tạo sóng tăng bậc thang trong ngắn hạn thì cũng không giải quyết được vấn đề cơ bản về tiềm lực tài chính để có thể dẫn đến một chu kỳ phục hồi lâu dài và bền vững.

Thiếu vắng cả dòngtiền tiết kiệm và tiền từ vàng, TTCK đang trở nên vô vọng. Điểm số thịtrường giờ đây không còn quá quan trọng, dù có phá đáy cũ hay tạo sóng tăngbậc thang trong ngắn hạn thì cũng không giải quyết được vấn đề cơ bản vềtiềm lực tài chính để có thể dẫn đến một chu kỳ phục hồi lâu dài và bềnvững.

Hy vọng phục hồi cho TTCKViệt Nam trong những tháng cuối năm 2011 càng trôi về nơi xa xôi, cùng chiềuvới sóng giảm diễn ra từ giữa tháng 9 đến nay.

Trước đó, bối cảnh giảm lãisuất tiết kiệm đã kích thích một dòng tiền nhàn rỗi chảy vào cổ phiếu, cùngvới việc chỉ số lạm phát có dấu hiệu lập đỉnh của năm vào tháng 8 - nhữngđiều kiện khá thuận lợi mà đã khiến cho không ít nhà đầu tư lại một lần nữaôm nỗi thất vọng tràn trề khi thị trường vẫn tiếp tục đi xuống, hay nói cáchkhác là bị đánh xuống.

Như chúng tôi đã đề cập trongnhững nhận định trước đây, khó có lý do đủ thuyết phục để thị trường khôngphục hồi, để nhà đầu tư tổ chức nắm cơ hội đánh lên khi mặt bằng giá cổphiếu đã giảm về rất thấp và sàn Hà Nội đã bộc lộ những biểu hiện phục hồiđầu tiên. Vậy thì, chỉ có thể lý giải tình trạng tiếp tục đổ dốc của thịtrường là do những người nắm quyền chi phối, hay chính xác hơn là thao túngnó, đã không muốn thị trường được hồi phục.

Đến cuối tuần qua, một giảthuyết của chúng tôi nêu ra ngay tại vùng đỉnh của sóng tăng gần nhất về khảnăng mẫu hình đồ thị giảm thẳng đứng của thị trường, thật đáng tiếc là đãđược chứng nghiệm khi cả hai chỉ số đều đã trải qua quãng đường mất mát từ9-10%. Lần này, thay cho HNX, chỉ số VNI đã bị dùng làm vật hy sinh, vớiđường biểu diễn của sóng giảm tạo nên hình chữ V ngược so với sóng tăng.

Hai phiên giao dịch cuối tuầnqua đã cho thấy ngưỡng giới hạn tâm lý của nhà đầu tư đã bị phá vỡ, khi tưthế bán mạnh chuyển sang tình trạng bán tháo. Mặc dù đã cố cầm cự, nhưng cáccổ phiếu trên sàn Hà Nội vẫn không trụ được trước những diễn biến quá tiêucực tại sàn HOSE. Trong nhiều chặng đường của lịch sử, sự khởi đầu của tâmlý bán tháo đã thường dẫn đến hậu quả một chuỗi phiên giảm điểm mạnh hoặcrất mạnh. Liệu lần này có tái hiện lịch sử?

Một sự trùng hợp rất đáng chúý là sóng giảm của thị trường đang tương ứng với khoảng thời gian mà khốinước ngoài bán mạnh. Vào tháng 8/2011, giá trị bán ròng của khối này trên200 tỷ đồng đã được xem là một hiện tượng, nhưng trong tháng 9/2011, giá trịbán ròng của nước ngoài đột biến đến 1.000 tỷ đồng, để tính chung cho haitháng qua khối này đã rút ra khỏi thị trường đến 1.200 tỷ đồng.

Chuyện khối các tổ chức nướcngoài bán ròng có đáng lo ngại không? Sẽ không hẳn như thế nếu căn cứ vàonhững thông tin gần nhất về việc dòng tiền từ Nhật Bản hay một số quỹ đầu tưlớn có khả năng chảy vào TTCK Việt Nam. Mới đây, 38 tập đoàn và 9 quỹ đầu tưcủa Mỹ, được dẫn đầu bởi JP Morgan đã vào nước ta khảo sát về TTCK. Một sốchuyên gia nước ngoài cũng đánh giá TTCK Việt Nam giờ đây có lẽ là khu vựchấp dẫn bậc nhất trên thế giới, không thể tìm được ở đâu khác.

Thật tình, sự hấp dẫn hiếm cónhư lời đánh giá trên không đáng giá cho một niềm tự hào. Tính từ đỉnh phụchồi sau khủng hoảng năm 2008, chỉ số HNX đã mất đến 86%, vượt xa tất cả mọikỷ lục được thiết lập của nó trong quá khứ, vượt xa những điều kiện suythoái bình thường của thị trường. Tỷ lệ trên chỉ có thể so sánh với Síp vàHy Lạp - những quốc gia có điểm số chứng khoán mất gần 90% so với giá trịđỉnh.

Tuy nhiên, ngay cả tính hấpdẫn cũng không phải luôn trở thành sự an ủi. Cứ theo lời ông Lê Xuân Nghĩa -Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - chuyến viếng thăm của cáctổ chức tài chính Mỹ vừa qua đã không mang lại kết quả khả quan, những nhàđầu tư Mỹ đã chưa nhìn ra cơ hội lớn lao cho một thị trường kiệt quệ về điểmsố nhưng cũng đồng thời kiệt quệ cả về thanh khoản, khiến cho giả định giátrị mua hoặc bán cổ phiếu chừng 50 triệu USD của họ trở nên không hợp thờichút nào.

Dòng tiền từ nước ngoài vàoTTCK Việt Nam chưa thấy đâu, cho dù dang có xu hướng tiền từ châu Âu chảyvào các thị trường mới nổi châu Á. Trong khi đó, tiền lại đang bị rút dầnbởi khối nước ngoài từ chính thị trường trong nước. Sự đồng điệu lẫn nghịchlý đó đem lại cảm giác hoàn toàn thiếu an toàn, càng khó hướng đến mục tiêuphát triển bền vững của TTCK Việt Nam trong tương lai trung hạn.

Câu hỏi về dòng tiền tiếtkiệm có chuyển sang kênh chứng khoán hay không cũng gần như đã nhận được lờigiải đáp. Mức thanh khoản có xu hướng giảm dần trong sóng giảm, chứ khôngphải tăng lên, đã thật khó để phát ra tín hiệu rõ ràng về vùng đáy của thịtrường. Những ước đoán của một số công ty chứng khoán về tiền tiết kiệm chọnlựa cổ phiếu đã mặc nhiên bị rút lại.

Gần đây nhất, Thông tư 30 củaNgân hàng nhà nước quy định lãi suất không thời hạn và kỳ hạn dưới một thángtại các ngân  hàng chỉ có 6%, đã khơi gợi hy vọng mỏng manh cho nhà đầu tưchứng khoán rằng một nguồn tiền đầu cơ đang trú ngụ trong ngân hàng sẽ được"ép" bung ra thị trường, và có khả năng sẽ hướng đến kênh cổ phiếu.

Tuy vậy, hy vọng trên rất cóthể sẽ chẳng tồn tại bao lâu, nếu xét đến thực tế quá khiêm tốn của dòngtiền chuyển từ vàng sang chứng khoán. Điểm đáng lưu ý là trong tuần qua vàngđã bắt đầu phát tín hiệu lao dốc, một phần tiền khá lớn được các tổ chứckinh doanh vàng rút ra khỏi kênh này. Nhưng vì sao chứng khoán không tăng?Sóng giảm của vàng lại trùng với sóng giảm của chứng khoán và cùng với sựsụt giảm thanh khoản của TTCK, cho thấy kênh cổ phiếu đã không nhận được sựhỗ trợ của dòng tiền từ kênh vàng.

Thiếu vắng cả dòng tiền tiếtkiệm và tiền từ vàng, TTCK đang trở nên vô vọng. Trong cách nhìn của chúngtôi, điểm số thị trường giờ đây không còn quá quan trọng, chỉ số VNI hayHNX, hay cả hai dù có phá đáy cũ hay khả quan hơn là tạo sóng tăng bậc thangtrong ngắn hạn, thì cũng không giải quyết được vấn đề cơ bản về tiềm lực tàichính để có thể dẫn đến một chu kỳ phục hồi lâu dài và bền vững.

Trong mấy tháng cuối cùng củanăm nay, khả năng tốt nhất của thị trường là không giảm mạnh. Nhưng viễncảnh tăng mạnh cũng không có, mà thay vào đó chỉ là những sóng gần như daođộng ngang, phục vụ cho nhiệm vụ then chốt là thoát hàng. Những công tychứng khoán như ACB đã từng dự báo thị trường có khả năng tăng mạnh từ tháng8/2011 đến cuối năm do đón nhận tiền tiết kiệm, giờ đây đang thận trọng trởlại trong nhận định cho từng ngày giao dịch.

Nhưng cũng không loại trừ khảnăng sau sóng bổ nhào đang và sẽ diễn ra, TTCK Việt Nam lặp lại đường biểudiễn trượt giảm không có điểm dừng của hai thị trường Hy Lạp và Síp. Khi đó,nhà đầu tư sẽ phải ngóng chờ đến năm 2012.

Theo Trường Sơn
VEF.VN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.