Tân Bộ trưởng XD nói về tương lai thị trường BĐS

“Nếu thị trường BĐS trầm lắng một cách tự nhiênmà không ảnh hưởng đến ai thì chúng ta không phải bàn, nhưng đây cũng là sảnphẩm, là tài sản của XH, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ nó để nó pháttriển một cách bền vững ổn định…"

“Nếu thị trường BĐS trầm lắng một cách tự nhiênmà không ảnh hưởng đến ai thì chúng ta không phải bàn, nhưng đây cũng là sảnphẩm, là tài sản của xã hội, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ nó để nó pháttriển một cách bền vững ổn định…” - Tân Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nóitrong ngày ông đắc cử chức Bộ trưởng Xây dựng.

Thưa Bộ trưởng, ông nhận định như thếnào về những thách thức đối với nhiệm vụ mới mà ông vừa nhận trọng trách?

Có rất nhiều thách thức cần phải làm đối với Bộ Xâydựng, nhưng việc đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xâydựng, làm thế nào để lập lại trật tự trong đầu tư xây dựng, phải khai thác và sửdụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai, và các nguồn lựckhác như vốn đầu tư, nguồn nhân lực, đồng thời cần nâng cao hiệu quả vốn đầu tưxây dựng, hạn chế thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư.

Thứ hai là cần phải tập trung vào quá trình quản lýđô thị, để đô thị thực sự trở thành động lực của quá trình phát triển kinh tế,trở thành hạt nhân thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương,mỗi vùng và của cả đất nước.

Việc thứ ba là phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ởxã hội, nhà ở cho những người ít có điều kiện tiếp cận nhà ở giá cao.

Nhà ở xã hội đang là vấn đề mà nhiều người dânquan tâm, bởi họ cho rằng khó mà có thể tiếp cận được. Ông đánh giá về vấn đềnày như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến nhà ở xãhội và đã có nhiều chính sách nhà ở xã hội như hỗ hỗ trợ bằng tiền và cơ chếchính sách khác như lãi suất cho vay hay các quỹ phát triển khác.

Tuy nhiên, vấnđề là chúng ta tổ chức như thế nào để nhà ở xã hội được thực hiện một cách có kếhoạch theo một thời kỳ dài, trung hạn và hàng năm. Sẽ phải cụ thể hoá chính sáchbằng các chương trình cụ thể. Điều này cần nỗ lực rất cao của nhiều Bộ, trong đócó Bộ Xây dựng, chính quyền các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như HàNội và TP. HCM.

Thưa ông, thực tế cho thấy hiện nay có nhiềungười giàu nhưng lại mua và ở nhà dành cho người thu nhập thấp. Trong nhiệm kỳtới, ông sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Hiện nay có 2 loại thị trường nhà ở, một là nhà ởhàng hóa do thị trường điều tiết nhưng chủ yếu dành cho những người có khả năngthanh toán, hoặc là những nhà cao cấp. Còn thị trường nhà phi hàng hóa làloại có thị trường, có nhu cầu nhưng không tuân theo quy luật của thị trường,thì nhà nước phải can thiệp vào để có số lượng nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu củanhiều đối tượng hơn.

(Ảnh: VnMedia)
Tân Bộ trưởng XD nói về tương lai thị trường BĐS
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội

Sắp tới, người dân có thể kỳ vọng vào một sự độtphá nào về giải pháp nhà ở không, thưa ông?

Cái đó là cố gắng của bất kỳ một nhà nước nào, đặcbiệt là đất nước ta phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, phương tiện là thị trường, mà mục tiêu là xã hội, là con người nên ngườidân phải được ngày càng tiếp cận tốt hơn với những nhu cầu theo khả năng thanhtoán của mỗi người, tất nhiên là nhu cầu tối thiểu mà họ phải có.

Sắp tới, 3 vấn đề cần ưu tiên giải quyết, một làhoàn thiện pháp luật về đầu tư xây dựng. Pháp luật về xây dựng hiện đã nhiều,nhưng cần rà soát lại xem cái gì là phù hợp, cái gì còn chồng chéo, cái gì cònthiếu để trực tiếp làm theo thẩm quyền hoặc là tham mưu cho Chính phủ, cho Quốchội để đề xuất ra những chính sách cho phù hợp.

Hai là nhiệm vụ phát triển đô thị mà Bộ Xây dựngphải đứng ra quản lý, đặc biệt là quản lý về đầu tư và xây dựng đô thị, để đôthị có thể xứng tầm với mong muốn của người dân, để họ được sống trong môitrường tốt hơn.

Thứ ba là tập trung xây dựng nhà ở xã hội cho những đối tượng chỉ mua được giárẻ mà không mua được giá cao, hoặc những đối tượng chỉ thuê được chứ không muađược. Ngoài ra còn có những người không mua được, cũng không thuê được như ngườitàn tật, cô đơn, không nơi nương tựa, không làm ra tiền nhưng cũng phải được ởtrong nhà ở. Những điều này Nhà nước đã làm rồi, nhưng vẫn phải tập trung bằngnhững giải pháp cụ thể để thực hiện tốt hơn.

Trầm lắng là phải quan tâm

Thưa ông, cũng liên quan đến vấn đề nhà ở và đấtđai thì gần đây, dư luận rất quan tâm đến sự kiện thị trường bất động sản đangtrầm lắng, với những ý kiến trái chiều trong việc “cứu” hay không ‘cứu”. Ông cónhận xét gì về tình hình này?

Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Nếu đầu tư vào bất độngsản mà nó phát triển đúng, phát triển phù hợp với nhu cầu thì đó chính là pháttriển. Còn nếu phát triển mà cung và cầu không phù hợp với nhau thì có thể dẫnđến lãng phí hoặc dẫn đến rất khó khăn.

Hiện chưa có đánh giá chính xác thị trường bất động sản cụ thể như thế nào,nhưng rõ ràng, nó trầm lắng thì ta phải quan tâm. Trầm lắng có nghĩa là vì cungcầu có vấn đề, tức là có loại nhà quá nhiều, có loại nhà quá thiếu và chưa phùhợp với khả năng thanh toán của người dân, của từng đối tượng khác nhau và củanền kinh tế. Chúng ta đang cố gắng để người dân ngày càng có cơ hội được đáp ứngcác nhu cầu theo khả năng thanh toán của mình.

Nhà nước và chính quyền các địa phương, các thành phố lớn phải rà soát lại, phảiđánh giá được nhu cầu nhà ở căn cứ vào quy hoạch của từng giai đoạn xem dân sốtăng bao nhiêu, bao nhiêu nhà ở là vừa, từ đó xác định xem cần đất là bao nhiêuvà bao nhiêu dự án. Đây là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước để làm thế nàocan thiệp, điều tiết để phát triển cân bằng cung cầu về nhà ở.

Có ý kiến cho rằng, việc thị trường bất động sản trầm lắng là một điều kiệnđể giá bất động sản trở về đúng với giá trị thực của nó, vậy thì sẽ không cầnphải giải cứu, thưa ông?

Thị trường trầm lắng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân giá không phùhợp với khả năng thanh toán của người dân, hay không phù hợp với sự phát triểncủa nền kinh tế đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, với thu nhập đầungười còn thấp, Khi trầm lắng thì cầu giảm, có nghĩa là cung cũng phải giảm.

Vậy thì có thể coi đây là giải pháp tự nhiên mà không cần phải tác động vào?

Không phải hoàn toàn như vậy. Nếu thị trường trầm lắng một cách tự nhiên màkhông ảnh hưởng đến ai thì chúng ta không phải bàn, nhưng những nhà đầu tư đềuphải bỏ tiền ra, và đây cũng là sản phẩm, là tài sản của xã hội, chúng ta phảicó trách nhiệm bảo vệ nó để nó phát triển một cách bền vững ổn định. Vì vậy, cầnphải có giải pháp hài hoà, đảm bảo các lợi ích, thứ nhất là của nhà nước, lợiích thứ hai là của các nhà đầu tư, lợi ích thứ ba là của cộng đồng dân cư và đặcbiệt là lợi ích của người dân, người tiêu dùng.

Theo Tuệ Khanh
VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.