Thâu tóm, sáp nhập công ty chứng khoán: Bao giờ thành hiện thực?

Thời điểm chín muồi >>

Để nâng cao chất lượng hoạtđộng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khuyến khích các công ty chứngkhoán tái cơ cấu, thâu tóm, sáp nhập… Những văn bản pháp lý liên quan tuy đãđược hoàn thiện, nhưng rõ ràng, chỉ thế thôi chưa đủ.

Thời điểm chín muồi

>>

Thời điểm năm 2008 được coilà khó khăn nhất đối với các công ty chứng khoán. Nhiều dự báo lúc đó chorằng, thị trường buộc phải chứng kiến nhiều công ty chứng khoán phải sápnhập, giải thể… Nhưng rút cục, tình hình không bi đát như dự báo. Điểm đángnói là ở thời điểm đen tối khi ấy, bản thân UBCKNN cũng chưa khuyến khíchcác công ty chứng khoán tái cơ cấu, thâu tóm, sáp nhập…

Sang năm 2009, hoạt động của các công ty chứng khoán đã diễn ra khá suôn sẻ,không có trường hợp nào bị giải thể, phá sản. Thậm chí, tính đến hết năm2009, 80 công ty báo cáo lãi, tổng vốn điều lệ đạt 24,8 nghìn tỷ đồng, tăng9,4% so với năm 2008. Thế nhưng, ngay từ đầu năm 2010, UBCKNN lại lên tiếngkhuyến khích các công ty chứng khoán tái cơ cấu.

Giải thích cho câu chuyệntrên, ông Nguyễn Tiến Trung - Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ ChíMinh cho rằng, năm 2008 được coi là thời điểm khó khăn nhất của các công tychứng khoán, đã có nhiều manh nha cho các hoạt động sáp nhập, thâu tóm.

Tuy nhiên, điều kiện thịtrường lúc đó lại không thuận cho các hoạt động sáp nhập do chỉ số chứngkhoán rớt thảm hại. Dòng tiền của các công ty trở nên khó khăn do giá trịcủa hàng loạt khoản đầu tư tài chính bỗng bị bốc hơi, rớt giá một cách khủngkhiếp. Giá các cổ phiếu chứng khoán cũng rớt giá mạnh, các kế hoạch mua bánsáp nhập trở nên khó thực hiện hơn bao giờ hết. Do vậy UBCKNN có khuyếnkhích các công ty chứng khoán tái cơ cấu thâu tóm, sáp nhập cũng không được.

Thâu tóm, sáp nhập công ty chứng khoán: Bao giờ thành hiện thực?

Sáp nhập hay thâu tóm là bài toán khó đối với lãnh đạo, cổ đông của công ty chứng khoán

Ông Trung cho rằng, đến năm 2010, các công ty đãnhìn thấy sự phát triển của thị trường, khả năngmở rộng, phát triển để đón cơ hội thị trườngtăng tốc, mở rộng chi nhánh, phát triển kháchhàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Việc sápnhập ở thời điểm này là thích hợp.

Thực tế, việc các công tychứng khoán sáp nhập sẽ gia tăng cơ hội cho khách hàng của các công ty chứngkhoán nhỏ được sử dụng các sản phẩm phụ trội, nguồn vốn margin và phần mềm,tiện ích của các công ty lớn cũng như khả năng về vốn mà các công ty nhỏkhông có.

Ngược lại, các công ty lớn có thêm được lượng khách hàng từ cáccông ty nhỏ, thêm cơ sở vật chất, không phải mở thêm chi nhánh... Về cơ bản,việc sát nhập sẽ có ích hơn cho nhà đầu tư từ các công ty nhỏ và các cơ quanquản lý cũng giảm được rủi ro về mặt quản lý...
 
Đồng tình với quan điểm này, TS Phạm Thái Hưng thuộc Công ty nghiên cứu vàtư vấn Đông Dương (IRC) khẳng định, đây là chủ trương phù hợp với tình hìnhthị trường.

Bởi theo quan điểm của ông, ngoài một số công ty chứng khoán lớnthành lập lúc đầu thì vào thời điểm “nở rộ” việc thành lập công ty chứngkhoán đã có rất nhiều công ty chứng khoán quy mô nhỏ ra đời. Triển vọng kinhtế sẽ ổn định (tất nhiên việc trở lại ổn định như những năm 2004 - 2006 cólẽ phải mất một thời gian dài), nên thị trường cần nâng cao hơn nữa tínhchuyên nghiệp và quy mô.

Thị trường M&A liệu sẽnhộn nhịp?

Mặc dù có nhiều chuyên gia vàlãnh đạo doanh nghiệp ủng hộ việc khuyến khích mua bán, sáp nhập (M&A), thâutóm các công ty chứng khoán, nhưng cũng chính họ lại cho rằng thị trường M&Acủa các công ty chứng khoán sẽ khó nhộn nhịp như kỳ vọng.

Lãnh đạo của mộtcông ty chứng khoán nhận định, các công ty nhỏ phải khẩn trương chuẩn bịtăng vốn hoặc tìm đối tác nước ngoài nếu không muốn bị sáp nhập hoặc phá sảnkhi bị mất khách hàng và nhân viên chuyển sang làm việc tại các công ty lớn.Trong khi đó các công ty lớn sẽ tiếp tục mở thêm chi nhánh và tăng vốn nhằmđáp ứng sự phát triển...

Tuy nhiên, về phần mình, cáccông ty lớn (trừ các công ty chứng khoán nước ngoài) dường như lại khôngthích mua lại các công ty chứng khoán nhỏ. Chẳng hạn như đối với Công ty cổphần chứng khoán Sài Gòn (SSI), ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quảntrị kiêm TGĐ của công ty này cho biết:

“Hiện SSI chưa có ý định sáp nhập haymua lại bất kỳ công ty chứng khoán nhỏ nào, bởi những công ty có giá trị đểmua (hệ thống công nghệ, khách hàng, quản trị, vốn…) thì họ không có ý địnhbán hoặc được định giá với giá rất cao. Còn những công ty có ý định bán thìhọ chỉ có mỗi cái giấy phép!”. Ông Hưng cho rằng, những thương vụ M&A tronglĩnh vực này năm nay khó xảy ra, nếu có đi nữa thì cũng rất ít.

Sáp nhập hay thâu tóm là bàitoán khó đối với lãnh đạo cũng như các cổ đông của công ty chứng khoán.
 
Ở một góc nhìn khác, TS Lê Hồ Khôi - Giám đốc Công ty chứng khoán Tràng Anbình luận: “Đặc thù của các công ty chứng khoán là nghiệp vụ kinh doanhgiống nhau với lợi thế cạnh tranh khác nhau và ưu thế phát triển khác nhau.Hai công ty sáp nhập có thể mang lại sức cạnh tranh và phát triển tốt hơnhay không (ví dụ bổ sung về nghiệp vụ, khách hàng, lợi thế cạnh tranh củamỗi bên...) hay chỉ là phép cộng số học đơn giản? Đây là bài toán khó đốivới lãnh đạo các công ty chứng khoán cũng như các cổ đông".

Bên cạnh đó, nhìn ở góc độquản lý Nhà nước, TS Khôi nhận xét, UBCKNN khuyến khích các công ty chứngkhoán sáp nhập trong khi khung pháp lý và các yêu cầu quản lý về cơ bảnkhông có sự thay đổi.

Thêm nữa, cơ chế để khuyến khích M&A các công ty chứngkhoán chưa có gì, ví dụ như chính sách thuế - một công cụ chính sách quantrọng - cũng chưa có gì thay đổi. Vì vậy, có thể nhìn thấy trước là sẽ córất ít vụ sáp nhập trong ngành chứng khoán xảy ra. Tuy nhiên, ông Khôi chorằng, có thể có việc chuyển nhượng sở hữu của một số công ty chứng khoán chocác tổ chức có tiềm lực về vốn và có mong muốn kinh doanh chứng khoán lâudài ở thị trường Việt Nam.

Năm 2010, chỉ số VN-Index được kỳ vọng đạt mức600 điểm. Do mới phát triển ở trình độ thấp, thịtrường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhiều dưđịa để phát triển, và do vậy tiềm năng pháttriển của các công ty chứng khoán về dài hạn làrất lớn.

Trong quá trình phát triển này, thịtrường sẽ sàng lọc và chỉ chấp nhận những côngty chứng khoán thật sự chuyên nghiệp, có quy môxứng tầm với sự phát triển của thị trường. Thếnhưng, Nhà nước chỉ có thể khuyến khích việc sápnhập, thâu tóm các doanh nghiệp trong ngành nàychứ không thể can thiệp thô bạo bằng các biệnpháp hành chính. Mà khuyến khích không đi kèmvới những cơ chế, chính sách có lợi cho doanhnghiệp thì khó có thể trở thành hiện thực.

Theo Thâu tóm, sáp nhập công ty chứng khoán: Bao giờ thành hiện thực?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.