Triển vọng kinh tế khó khăn, dòng tiền “tìm” về trái phiếu?

Với triển vọng lạm phát sẽ còn xuống thấp, tăng trưởng chưa phục hồi về mức trước đây, tín dụng yếu, lãi suất đi xuống, giới đầu tư tài chính trong và ngoài nước cho rằng, thị trường trái phiếu dù lợi tức giảm song vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng tiền.

Với triển vọng lạm phát sẽ còn xuống thấp, tăng trưởng chưa phục hồi về mức trước đây, tín dụng yếu, lãi suất đi xuống, giới đầu tư tài chính trong và ngoài nước cho rằng, thị trường trái phiếu dù lợi tức giảm song vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng tiền.

Lợi tức giảm vẫn đầy tiềm năng

Nền kinh tế Việt Nam với tình trạng hiện tại trong khi đã kìm hãm được lạm phát chậm lại thì tăng trưởng cũng thu hẹp theo. Điều này đã khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sẽ có thêm những đợt cắt giảm lãi suất mới, và đây cũng là nhân tố tác động làm lợi tức trái phiếu Chính phủ xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn đang được đánh giá cao.
Thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn đang được đánh giá cao.


Trong số 9 chuyên kinh tế và nhà đầu tư trái phiếu trả lời khảo sát của Bloomberg thì có 6 người nhận định, lãi suất mua bán trái phiếu của Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm 50 điểm cơ bản vào cuối quý III.

Có 3 chuyên gia trong số này dự đoán, lợi tức đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm sẽ xuống còn 8% vào cuối năm từ mức 8,55% ngày 25/4, trong khi đó 3 người khác lại cho rằng, mức giảm sẽ từ 15-40 điểm cơ bản. Ba chuyên gia còn lại giữ quan điểm lợi tức sẽ ở mức hiện tại hoặc thậm chí là tăng.

“Các điều kiện cho thị trường trái phiếu đã được cải thiện đáng kể trong hơn 18 tháng qua. Rất nhiều thanh khoản cho thị trường trái phiếu Chính phủ và cũng có rất nhiều lợi nhuận ở đó”, Giám đốc điều hành tại Việt Nam của Ngân hàng ANZ, ông Tareq Muhmood nhận định.

Tại một số thị trường lân cận, trái phiếu Philippines  đã sụt giảm 2,16 điểm phần trăm xuống 2,93% cũng với kỳ hạn dài 5 năm; còn chứng khoán Indonesia thì mất giá 0,52 điểm phần trăm xuống còn 4,92%.

Bloomberg cũng dẫn dữ liệu từ nhà cung cấp CMA thuộc MaGraw-Hill cho biết, giá các hợp đồng bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (credit default swap - CDS) kỳ hạn 5 năm đối với trái phiếu Việt Nam đã giảm 102 điểm phần trăm xuống còn 205 điểm vào năm ngoái, mức sụt giảm lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, mức giảm tại Indonesia là 33 điểm cơ bản xuống còn 140 và tại Philippines là 55 điểm cơ bản còn 98 điểm.

Tuy vậy, “đây vẫn là thời điểm tốt để mua trái phiếu”, ông Nguyễn Duy Phong, nhà phân tích thuộc Chứng khoán Bản Việt khẳng định. “Thị trường trái phiếu sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, do nhu cầu tài chính của Chính phủ vẫn cao”.

Không có nhu cầu mạnh về tín dụng thì một lựa chọn khác chính là mua trái phiếu

Theo một nghiên cứu vừa phát hành của Tập đoàn VinaCapital, nhà quản lý quỹ lớn nhất nước, thị trường trái phiếu sơ cấp của Việt Nam vẫn “rất tích cực”. Roy Fong, chuyên gia thuộc CTCP Quản lý quỹ VinaWealth (một bộ phận của VinaCapital) đã nhận định, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 5 năm có thể giảm xuống mức xấp xỉ 8% vào 3 tháng tới.

Ông Fong cho biết, các ngân hàng đang đổ rất nhiều tiền đầu tư vào trái phiếu trong thời gian này. Có khả năng, mức lãi suất sẽ còn tiếp tục được cắt giảm do tình hình lạm phát hiện tại. Và với bối cảnh của hệ thống ngân hàng hiện nay, lợi tức trái phiếu có thể còn tiếp tục xu hướng giảm.

Theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, khu vực ngân hàng “không minh bạch” của Việt Nam đặt ra nguy cơ đối với sự ổn định tài chính vĩ mô của đất nước và với tài chính công. Hồi tháng 1 vừa rồi, tổ chức này đưa ra ước tính, dự đoán chi phí tiềm ẩn để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào khoảng 10% GDP năm 2012 của cả nước.

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng hồi năm ngoái của Việt Nam chỉ đạt 9% so mục tiêu đặt ra trước đó là 15%, đã khiến NHNN phải liên tục cắt giảm lãi suất. Theo đó, tính đến ngày 21/3/2013, tín dụng cho vay phục hồi nhẹ 0,03%.

“Nếu không có nhu cầu mạnh về tín dụng thì một lựa chọn khác chính là mua trái phiếu”, chuyên gia Muhmood thuộc ANZ nói. “Các ngân hàng đã có lịch sử cho vay bất động sản hoặc các công ty nhà nước, song nhu cầu của cả hai thị trường này đã thu hẹp đáng kể so với trước đây”.

Lạm phát giảm không bền vững, lãi suất thực có thể bị âm

Matt Hildebrandt, chuyên gia kinh tế tại JPMorgan Chase & CO cũng cho rằng, với một nền kinh tế khó khăn “bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng suy yếu và một khu vực doanh nghiệp nhà nước nợ nần”, NHNN có thể sẽ cắt giảm lãi suất chính sách thêm 100 điểm cơ bản trong năm nay. “Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chờ thêm một vài tháng nữa, song gần như chắc chắn, cơ quan này sẽ thực hiện việc cắt giảm lần nữa. Nền kinh tế đang gặp khó khăn”.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 23% vào tháng 8/2011, cao hơn 9 điểm phần trăm lãi suất mua bán trái phiếu của Chính phủ lúc bấy giờ.

Theo nhận xét của World Bank, các chính sách bình ổn được thiết kế nhằm kiểm soát lạm phát ở mức thấp và ngăn chặn khủng hoảng kinh tế vĩ mô đã dẫn đến tình trạng “tắc nghẽn” tín dụng. Tổ chức này trong tháng 4 cũng đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế 2013 của Việt Nam xuống còn 5,2% từ mức 5,5% trước đó.

Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã giảm xuống còn 6,61% trong tháng 4, mức thấp nhất trong 7 tháng trở lại đây và dưới mức ước tính của tất cả 6 chuyên gia kinh tế do Bloomberg khảo sát.

“Chúng tôi không cho rằng lạm phát đã ở trạng thái giảm bền vững. Việc cắt giảm lãi suất thêm nữa có thể sẽ kéo trở lại vấn đề về lãi suất thực âm” và tiền đồng cũng có thể bị sụp đổ, chuyên gia Vishnu Varathan làm việc tại Ngân hàng Mizuho khuyến cáo.

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.