Xót xa: Nông dân đổ hàng chục tấn củ cải xuống sông Hồng

Dù đang chính vụ nhưng củ cải trắng rớt giá thê thảm, 500 đồng/1kg cũng không có người mua.

Dù đang chính vụ nhưng củ cải trắng rớt giá thê thảm, 500 đồng/1kg cũng không có người mua. Chẳng còn cách nào khác, người dân phải nhổ bỏ để gieo trồng cây khác.

Người dân buồn bã chia sẻ về tình cảnh củ cải rớt giá khi vào chính vụ.

Gần 1 tháng nay người dân và thương lái ở xã Tráng Việt (Mê Linh – Hà Nội) như “ngồi trên đống lửa” vì củ cải trắng đang chính vụ nhưng lại bị rớt giá thê thảm. Ghi nhận tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt cho thấy, nhiều gia đình phải chấp nhận nhổ củ cải bỏ trắng đồng, hoặc nhổ xong cho vào bao tải mang ra sông Hồng vứt bỏ.

Không chỉ có vậy, nhiều thương lái ôm giấc mộng làm giàu từ củ cải cũng phải khóc dở, mếu dở vì lỗ đến hơn 100 triệu đồng. “Không chỉ chịu lỗ vì mua bao cả mẫu củ cải, bây giờ chúng tôi còn thuê người đến nhổ củ cải vứt đi để trả đất cho chủ, giá thuê là 1,5triệu/sào. Thật là đau xót”, chị Tuyết (một thương lái) cho hay.

nông sản rớt giá
Không có người mua, củ cải được chất đống ở vệ đường, nhiều nhà còn đổ xuống sông Hồng.

Theo chị Tuyết, khi củ cải còn non, chị và chồng bàn nhau mua ôm ruộng củ cải với giá vài triệu một sào tùy chất lượng, với hy vọng sẽ kiếm được chút ít tiền lãi. Ai ngờ, từ Tết Nguyên đán đến giờ giá củ cải rớt thê thảm, khiến gia đình phải lao đao.

Cũng đã có gia đình tự nhổ củ cải đưa vào nội thành bán lẻ hoặc bán cho các cơ sở chế biến. Nhưng do khối lượng củ cải người dân làm ra quá lớn, nên các cơ sở không tiêu thụ hết, mà khi củ cải quá lứa sẽ xơ và không đảm bảo chất lượng, khi đó cách duy nhất là nhổ bỏ.

nông sản rớt giá
Củ cái to và tươi rói được nhổ lên nhưng chẳng có người mua.

Đại diện chính quyền địa phương xã Tráng Việt xác nhận tình trạng củ cải rớt giá. Hiện chính quyền động viên bà con đưa củ cải đến các cơ sở chế biến với hy vọng vớt vát được chút ít vốn liếng, nhưng do khối lượng nhiều nên các cơ sở chế biến ôm không xể.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh:

nông sản rớt giá
Những cánh đồng củ cải bạt ngàn tại xã Tráng Việt. Theo đánh giá của người dân, chất lượng củ cải năm nay cao hơn mọi năm, nhưng giá lại rớt thê thảm.
nông sản rớt giá
Người dân nhổ củ cải lên chờ thương lái đến lấy với giá chỉ 500 đồng/kg. Với giá này, người nông dân lỗ nặng vì chi phí trồng 1 sào củ cải lên tới 1.5 triệu đồng.

nông sản rớt giá
Không chỉ người nông dân mất trắng, nhiều thương lái ôm mộng làm giàu cũng phải khóc dở, mếu dở khi "bao" cả vườn từ khi củ cải còn non.
nông sản rớt giá
Chị Nguyễn Thị Tuyết ở thôn Đông Cao, xã Tráng Việt - thương lái mua củ cải cho biết, hiện tại giá bán buôn ngoài thị trường 1000 đồng/kg chưa rửa. Tuy nhiên, người dân bán ra không ai mua, lỗ nhiều lắm, không tiêu thụ được.
nông sản rớt giá
Anh Minh, chồng chị Tuyết cho biết, đến thời điểm này gia đình anh đã thua lỗ hơn 100 triệu do “ôm” của người dân hàng vài hécta củ cải. Từ sau Tết, gia đình anh phải thuê người nhổ củ cải bỏ đi để trả đất cho người dân.
nông sản rớt giá
Ở một khu vực khác, củ cải người dân nhổ lên bỏ trắng đồng không ai mua.
nông sản rớt giá
Sau khi củ cải rút nước, người dân sẽ cho vào các bao tải rồi tiến hành thanh lý bằng cách ném ra sông.
nông sản rớt giá
Không chỉ cánh đồng, mà dọc đường đi thôn Đông Cao đâu đâu cũng nồng nặc mùi củ cải.
nông sản rớt giá
Những hố đầy ngập củ cải người dân bỏ đi.
nông sản rớt giá
Theo tính toán, cho đến thời điểm hiện tại đã có khoảng hơn 20 tấn củ cải quá lứa không thể tiêu thụ được bị bỏ đi.
nông sản rớt giá
Những đống củ cải vứt lăn lóc bên vệ đường, lâu dần gây nên nấm mốc, ảnh hưởng đến môi trường.
nông sản rớt giá
Ông Khanh buồn rầu bên đống củ cải của gia đình phải vứt bỏ.

Theo Khám phá


nông dân

người dân

củ cải trắng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.