Chồng suốt ngày đi tất niên say xỉn, vợ khuyên không được lấy rượu ra uống và cái kết “đắng”

Giận chồng đi liên hoan tất niên cuối năm liên tục, người vợ cũng uống rượu và hậu quả...phải nhập viện cấp cứu.

Giận chồng đi liên hoan tất niên cuối năm liên tục, người vợ cũng uống rượu và hậu quả...phải nhập viện cấp cứu.

Chị H.T.T. (31 tuổi, ở Bắc Giang) vừa được các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu thành công sau khi bị ngộ độc rượu ethanol cấp. Khi vào viện, chị T. trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, huyết áp tụt.

Ngay sau khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, sau nhiều ngày điều trị chị T. đã qua được cơn nguy kịch.

Được biết, nguyên nhân khiến chị T. uống rượu dẫn đến ngộ độc là do buồn chuyện gia đình.

Theo đó, những ngày cuối năm liên hoan tất niên triền miên nên chồng chị T. thường xuyên đi nhậu nhẹt từ trưa đến tận đêm muộn mới về nhà.

Nữ bệnh nhân 31 tuổi bị ngộ độc rượu.

Đã vậy, đến nhà chồng chị T. luôn ở trong tình trạng say xỉn. Dù nhiều lần khuyên chồng hạn chế nhậu nhẹt để về phụ giúp gia đình vì công việc cuối năm bận rộn nhưng chồng chị vẫn chứng nào tật nấy.

Qúa buồn chán, chị T. lấy rượu ra uống và bị say, sau đó bị tụt huyết áp, rồi dần dần rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh… phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.

BSCKII Đặng Thị Xuân – Phó GĐ Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, qua xét nghiệm cho thấy nữ bệnh nhân quê Bắc Giang bị ngộ độc rượu ethanol. Sau khi được đặt nội khí quản và điều trị tích cực trong vòng 1 tuần, người bệnh đã ổn định và xuất viện.

BS Xuân đang hỏi chuyện người nhà 1 nam bệnh nhân nhập viện vì uống gần 2 lít rượu/ngày.

BS Xuân thông tin, những ngày gần Tết trung tâm liên tục tiếp nhận những ca ngộ độc rượu, thậm chí có những ngày cao điểm có tới 7-10 ca ngộ độc phải nhập viện cấp cứu. Tuy nhiên, những trường hợp nữ giới bị ngộ độc rượu thì hiếm gặp hơn.

Với những trường hợp ngộ độc rượu, tùy người bệnh mê hay tỉnh sẽ có hướng xử trí khác nhau. Đa số các trường hợp ngộ độc đều đã bất tỉnh, mất ý thức vì thế với trường hợp này thì cần phải cho người bệnh nằm nghiêng để không bị chất nôn sặc vào phổi, sau đó gọi cấp cứu đưa đi bệnh viện.

Theo bác sĩ Xuân, rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất gây hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng sẽ tăng nguy cơ tử vong.

Để hạn chế tác hại của rượu bia, cách tốt nhất là không nên uống. Còn trong trường hợp phải uống thì nên uống một cách có kiểm soát cả về lượng rượu lẫn hành vi của bản thân. Theo đó, mỗi ngày một người chỉ dùng 1- 2 chén rượu nhỏ, tương đương 1-2 cốc bia.

Theo Khám phá



Ngộ độc rượu

uống rượu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.