Chẳng lẽ phủ nhận hết Phan Thị Bích Hằng?

Theo các nhà khoa học, tỷ lệ sai số của bà Phan Thị Bích Hằng là tới 30-40%. Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà phủ nhận hết tất cả phần đúng kia?

Theo các nhà khoa học, tỷ lệ sai số của bà Phan Thị Bích Hằng là tới 30-40%. Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà phủ nhận hết tất cả phần đúng kia?

LTS:Xung quanh vấn đề đang có nhiều quan điểm khác nhau về các nhà ngoại cảm, Tuần Việt Nam nhận được bài viết của độc giả Đặng Thu Hương, người từng trực tiếp nhờ bà Phan Thị Bích Hằng tìm mộ cho người thân. Để rộng đường dư luận, tôn trọng thông tin đa chiều, chúng tôi đăng tải bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả.

Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang xôn xao những thông tin về các nhà ngoại cảm nói chung và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói riêng. Những luồng thông tin trái chiều khiến không ít người hoang mang, đâu là thật, đâu là giả.

Bản thân tôi vì một sự tình cờ được tham dự buổi nói chuyện của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng một lần, cách đây gần chục năm, sau đó may mắn nhờ được đích thân bà Hằng tìm mộ của bác tôi là liệt sĩ, tôi đã thực sự tin tưởng và yêu thích lĩnh vực này. Cũng vì thế mà tôi đã tìm đọc và tham dự khá nhiều sự kiện mà Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người - nơi chị Hằng làm việc - tổ chức.

Tuy nhiên, tôi viết bài này không nhằm bênh vực hay phán xét bà Hằng (tôi cho rằng chúng ta đang rất dễ dàng tự cho mình cái quyền đó) mà chỉ mong muốn chia sẻ một số thông tin mình có mà có thể một số người chưa biết, để họ có thêm cơ sở để nhìn nhận sự việc một cách khách quan.

ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng, 'cậu Thủy', tìm mộ liệt sĩ
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tại một buổi giao lưu với các cựu chiến binh Việt Nam. Ảnh: LĐO

Khi dư luận về vấn đề này bùng lên, tôi đã cố gắng liên lạc và tìm gặp nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Tuy nhiên, nhà ngoại cảm không nói nhiều về chuyện này, chỉ cho tôi xem biên bản cuộc họp giữa gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên và chính quyền địa phương, báo chí (nhà báo Trần Duy Hiển - Phó Thư ký tòa soạn báo CAND: nhà báo Đinh Thị Nhung - PV Báo Gia đình VN), viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người (nhà giáo Quan Lệ Lan - Trưởng Phòng thông tin tư liệu), Đoàn Luật sư (luật sư Nguyễn Bích Lan, VPLS số 5), nhân chứng tham gia vụ tìm mộ liệt sỹ Phùng Chí Kiên năm 2008 (nhà báo Lê Viết Hoài)...

Theo biên bản được ghi lại, phía gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên cho biết họ vẫn hoàn toàn tin tưởng phần đất thu được tại vị trí do bà Hằng bàn giao năm 2008 đúng là phần thủ cấp của ông mình. Bà Trương Thị Đông, cháu dâu của LS Phùng Chí Kiên và anh Nguyễn Văn Nam, con của bà Trương Thị Đông - gọi LS Phùng Chí Kiên là ông, khẳng định: "Gia đình khi đi tìm kiếm và cất bốc được thì chỉ nghĩ là mang phần hài cốt về để hợp táng với phần thân ở Mai Dịch chứ không phải là để giám định (...) Mảnh sành chai là hiện vật được ai đó kê cho có thân thể mà lại bị biến thành vật để giám định là không chính xác. Gia đình và những người chứng kiến đã nhìn thấy và biết rõ chỗ đất đó là hình đầu và hốc mắt, miệng".

Trong nhiều năm qua, gia đình đã có đơn gửi các nơi vì cảm thấy bức xúc với việc tự ý giám định, không có sự chứng kiến và đồng ý của gia đình nhưng chỉ nhận được sự im lặng khó hiểu của các bên liên quan.

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra tỷ lệ đúng từ các nhận định của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là khoảng 60 - 70%. Mặc dù trường hợp LS Phùng Chí Kiên đúng hay sai vẫn còn đang tranh cãi nhưng giả sử đây đúng là một trường hợp sai của Phan Thị Bích Hằng thì hẳn đó không phải là trường hợp duy nhất, bởi tỷ lệ sai số của bà tới 30-40%.

Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà phủ nhận hết tất cả phần đúng kia? Chẳng nhẽ những cuộc lên rừng, xuống bể tìm hài cốt liệt sĩ của bà Hằng gần 20 năm qua đều đổ xuống sông, xuống bể? Việc bà Hằng tham gia tìm kiếm mộ nhà văn Nam Cao hẳn là một sự kiện gây chấn động cách đây vài năm; việc bà tìm thấy 35 hài cốt liệt sỹ đặc công hy sinh ở sân bay Vĩnh Long năm 1968 cũng bị phủ nhận hoàn toàn?

Trước đây, khi bà Hằng tham gia tìm kiếm những nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân, Đậu Văn Nhôn, v.v... chính Viện Pháp y Quân đội giám định và công bố kết quả đúng. Nhưng trên phóng sự gần đây, Viện lại khẳng định như đinh đóng cột: Tỷ lệ tìm hài cốt bằng ngoại cảm độ chính xác gần như bằng 0? Vậy giá trị của những chữ ký, con dấu của Viện là ở đâu khi cán bộ của Viện xuất hiện trên truyền hình để phát đi kết luận này?

Rõ ràng, việc tìm kiếm bằng ngoại cảm đưa ra kết quả sai chắc chắn không chỉ là một vài trường hợp, nhưng đâu là do sai số mà các nhà khoa học vẫn khẳng định và đâu là sự cố tình do động cơ trục lợi? Tất cả xã hội đều ghê tởm những cá nhân cố tình sắp xếp, lừa đảo, trục lợi trên xương cốt những liệt sỹ đã ngã xuống vì hòa bình của đất nước. Nhưng chúng ta cũng cần tỉnh táo để lên án đúng người, đúng tội. Liệu có phải vì hiệu ứng đám đông mà dễ dàng quy kết ngay cả những sự việc mà mình không đủ cơ sở chứng thực? Và liệu chúng ta có quá khắt khe khi yêu cầu các nhà ngoại cảm phải cam kết mọi nhận định họ đưa ra phải đúng 100%, không được phép loại trừ?

Tôi tin rằng, không chỉ cá nhân tôi mà còn rất nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ trên đất nước này vẫn viết ơn những nhà ngoại cảm chân chính vì đã nhận được phần xương cốt lưu lạc của ông cha mình sau bao nhiêu năm tháng tìm kiếm. Có những người trong chúng tôi đã tự giám định ADN, cũng có những gia đình không cần giám định nhưng nhờ vào di vật, vào những thông tin trùng khớp mà hoàn toàn tin tưởng.

Theo Tuanvietnam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.