Chặt chém tại “studio” hoa cải

Vào tháng 10, tháng 11 (Dương lịch), hoa cải quanh các khu vực ngoại thành Hà Nội như: Thạch Bàn, Kim Sơn, Liên Hà, An Lạc (Trâu Quỳ)… nở rộ, thu hút rất nhiều bạn trẻ và các nhiếp ảnh gia đến chụp ảnh, tổ chức picnic…

Vào tháng 10, tháng 11 (Dương lịch), hoa cảiquanh các khu vực ngoại thành Hà Nội như: Thạch Bàn, Kim Sơn, Liên Hà, AnLạc (Trâu Quỳ)… nở rộ, thu hút rất nhiều bạn trẻ và các nhiếp ảnh gia đếnchụp ảnh, tổ chức picnic… 

Nếu những năm trước, mọi người có thể về đây thahồ chụp ảnh, vui đùa thỏa thích mà không hề bị thu một đồng phí nào thìtrong khoảng hai năm trở lại đây, chỉ cần đến đây và đặt chân xuống ruộng làkhách phải trả một khoản tiền gọi là phí "nát" hoa. Có không ít hộ gia đìnhđã lợi dụng việc này để đề ra những mức phí "trên trời" đối với khách khiếncho nhiều người trở nên bức xúc.

Chặt chém tại “studio” hoa cải

Nhiều người quảng cáo là chụp ảnh xong sẽ được tặng hoa cải mang về nhà cắm... nhưng thực chất là thu tiền cao ngất ngưởng

Đặt chân là phải trả tiền

Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất là ở khu vựccánh đồng hoa cải Đồng Cao thuộc tổ dân phố An Lạc, thị trấn Trâu Quỳ, GiaLâm.

Theo ông Nguyễn Văn Quý - Tổ trưởng tổ dân phốAn Lạc, toàn khu vực Đồng Cao có diện tích khoảng hơn 18 ha, được chia đềucho hơn 100 hộ gia đình sản xuất. Sau khi thu hoạch xong vụ Thu - Đông, cácgia đình thường tận dụng nguồn đất để trồng các loại hoa màu, trong đó câyhoa cải cúc và cải sen là chủ yếu vì không phải nộp thuế sản lượng. "Ngườita trồng các loại hoa cải này với mục đích lấy hạt giống để bán. Chính vìthế mà vào khoảng giữa tháng 10 dương lịch là cả cánh đồng hoa cải nở rộ,rất đẹp và rất thơm nhưng đến gần Tết Nguyên đán thì hoa già, đơm quả sẽkhông đẹp nữa. Cũng vì thế mà trong thời gian hoa nở, khách ở các nơi kéo vềđây rất đông".

Nhiều người dân ở đây cho biết, thời điểm hoacải bắt đầu nở, vào những ngày cuối tuần nắng đẹp hàng trăm người ở khu vựcnội thành đổ xô về đây ngắm cảnh, chụp ảnh. Thậm chí trong thời gian gần đâynhiều cặp uyên ương còn kéo về đây chụp ảnh cưới khiến cho không khí lúc nàocũng tấp nập, rộn ràng.

Tuy nhiên, trong khoảng hai năm trở lại đây, khichụp ảnh ở cánh đồng hoa cải trở thành mốt đã khiến cho không ít hộ gia đìnhtranh thủ thu phí để kiếm lời.

Chặt chém tại “studio” hoa cải

Mùa hoa cải thu hút rất nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh

Chị Trần Thị Lanh - chủ một ruộng hoa cải ở đâycho biết, trước đây các khoản phí ở đây đều do đội bảo vệ của tổ dân phố AnLạc đề ra và thu với một mức phí thống nhất là 5.000 đến 10.000/người trongmỗi lần xuống ruộng chụp ảnh. Với mức phí này, khách có thể tha hồ chụp ởbất kỳ thửa ruộng này sang thửa ruộng khác, không bị giới hạn về thời gian.Thậm chí còn có thể hái hoa mang về nếu thích. Mức phí này được đưa ra trêncơ sở đã được sự thống nhất và đồng tình ủng hộ của các hộ gia đình có ruộngđất canh tác ở đây. Ngoài ra, mức phí gửi xe mỗi xe là 2.000 đồng/xe máy,10.000 đồng/xe ô tô. Xe gửi có vé của đội trông coi và có chỗ để hẳn hoi.

Nhưng vì thấy các mối lợi quá "hời" nên nhiềugia đình đã phản đối, đòi phải được quyền thu phí của khách với lý do "ruộngchúng tôi trồng nên chúng tôi phải được thu tiền".

Điều này đã tạo điều kiện cho một số hộ gia đìnhtự ý đề ra mức thu phí của riêng mình. Mặc dù mức giá phổ biến chung vẫn là10.000 đồng/người mỗi lần muốn vào ruộng hoa cải chụp ảnh nhưng có nhiều nhàlấy lý do ruộng nhà mình vừa mới trồng, hoa đẹp hơn nên "hét" giá lên tới30.000/người và thậm chí có nơi còn "chém đẹp" với mức 50.000/người. Kháchphải trả đầy đủ tiền trước khi xuống ruộng.

Chị Trần Thị Thu Tuyết - một "cò" hoa cải,thường hay dẫn mối cho các cặp uyên ương trong nội thành về đây chụp ảnhcưới hé lộ, đối với các cặp uyên ương muốn vào ruộng chụp ảnh thì phía phảitrả cho chủ tới 150.000 đến 200.000 trong một lần xuống chụp.

Xe máy, xe ô tô, không bất kể đỗ ở đâu, chỉ cầntrong phạm vi ruộng nhà mình là nhiều hộ gia đình cũng sẵn sàng bắt kháchmóc túi trả với mức giá 10.000 đồng/ xe máy và 50.000/xe ô tô.

Chặt chém tại “studio” hoa cải

Xe máy gửi không có người trông coi nhưng khi dắt ra đều phải trả 10.000/xe

Hai sào hoa cải thu lợi tiền triệu

Theo cách tính đơn giản của một số người dân ởđây thì một ruộng hoa cải vào mùa hoa nở số tiền thu được từ phí "nát" hoacó khi lên tới mấy triệu trên hai sào ruộng. "Tôi nhẩm sơ sơ thì hai sào hoacải, không phải chăm bón, không phải cày bừa, gặt lúa xong, đốt gốc rạ làgieo hạt như lợi nhuận thu được cao gấp 8 đến 10 lần so với trồng lúa. Điềunày khiến không ít hộ nông dân quên mất mục đích ban đầu là trồng hoa cải đểlấy hạt giống mà chuyển hẳn sang mục đích kinh doanh dịch vụ chụp ảnh hoacải" -anh Nguyễn Văn Thông, chủ một vườn trái cây ở khu vực này cho biết.

Một chị tên là Tuyết bán nước ở gần đó còn chobiết, nhà chị có bốn sào cải sen và hai sào cải cúc. Nếu tính cả tiền bánrau và bán hạt giống từ sáu sào hoa cải thì giỏi lắm cũng chỉ được hơn mộttriệu đồng. Trong khi chuyển sang làm kinh doanh hoa cải thì mỗi ngày caođiểm chị cũng đã thu được tới 500.000 đến 600.000 đồng. "Mở mắt là có ngườiđến chụp, không cần làm gì chỉ cần đứng ở trên quan sát, khi nào họ chụpxong là mình có tiền. Khỏe như thế tội gì không làm".

Cũng chính vì hoa cải mang lại nhiều lợi nhuậnhơn nên không ít gia đình sẵn sàng bỏ tiền ra mua trọn gói khu ruộng của cácgia đình bên cạnh để kinh doanh lại. Hình thức đón khách, mời khách ở đâycũng chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Chặt chém tại “studio” hoa cải

Chị Nguyễn Thị Thủy - nhân viên của một công tytruyền thông ở Hà Nội nói: "Vừa mới đáp xe xuống đây đã thấy bao nhiêu chịchạy đến bủa vây săn đón, mời mọc. Người thì bảo chỉ thu phí chụp ảnh, khônglấy tiền gửi xe. Người thì bảo chỉ lấy tiền gửi xe, không thu phí chụp ảnh.Người còn quảng cáo là chụp ảnh xong sẽ được tặng một bó hoa cải mang về nhàcắm... Nhưng thực chất họ thu một mức phí cao ngất ngưởng bao gồm cả ba thứtrên. Tôi cả tin tưởng thật nên bị mắc lừa mà không cãi lại được họ. Nhiềubạn trẻ khác cũng bị mắc lừa như tôi đã tỏ thái độ phản ứng thì bị họ congcớn cạnh khóe, xách mé khiến nhiều người rất khó chịu".

Nhiều khách thấy thu phí quá cao, không nhận lờivào ruộng của ai thì có khi bị các chủ nhân trách móc bằng bỡn cợt.

"Bọn em là sinh viên nên khi thấy chủ ở đây hétgiá tới 30.000/người/lần chụp ảnh thì không đồng ý. Bọn em định sẽ đi dọcđường ruộng để ngắm cảnh thôi nhưng không ít người ở đây tỏ ra rất khó chịu.Họ cho rằng không xuống ruộng nhưng đi trên bờ ruộng chung do họ đắp thìcũng phải trả tiền. Nói chung nhiều người dân ở đây chỉ biết đến tiền và aiđến đây móc tiền cho họ thì họ mới vui" - Hữu Thắng, sinh viên Đại học HàNội cho biết.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Quý - tổ trưởng tổdân phố An Lạc về vấn đề này, ông cho biết: "Việc các hộ gia đình tự ý thuphí với nhiều mức giá khác nhau chỉ mới xảy ra trong mùa hoa cải năm naynhưng vì chưa có quy định chung nên đang xảy ra hết sức lộn xộn. Tôi biết cónhiều người đã đi ngược lại với chủ trương ban đầu, đưa ra một mức phí rấtcao khiến cho nhiều khách đến đây không được hài lòng. Tuy nhiên, do mùa hoacải chỉ còn kéo dài được khoảng vài tuần nữa là hết nên chúng tôi tạm thờichưa có biện pháp gì. Sau vụ mùa này, chúng tôi sẽ họp toàn tổ dân phố lạiđể đưa ra những quy định chung nhằm quản lí chặt chẽ việc thu phí. Đây cũngchính là động thái để giữ gìn môi trường, hình ảnh vốn có của làng xã xưanay".

Theo Hà Tùng Long
Chặt chém tại “studio” hoa cải



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.