“Cò” và những thầy lang

Sau mấy ngày cầu khấn theo chỉ dẫn của các thành viên “Hội cầu con”, chúng tôi mới được một số tài xế xe ôm túc trực trước Đan viện Biển Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM) tin tưởng. Lúc này họ mới đồng ý dẫn đến khám tại các thầy lang với lời đoan chắc: “Thầy mà cho thuốc uống là bảo đảm có con!”.

Sau mấy ngày cầu khấn theo chỉdẫn của các thành viên “Hội cầu con”, chúng tôi mới được một số tài xế xe ôm túctrực trước Đan viện Biển Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM) tin tưởng. Lúc này họ mới đồngý dẫn đến khám tại các thầy lang với lời đoan chắc: “Thầy mà cho thuốc uống làbảo đảm có con!”.

>> Kỳ 1:

“Cò” và những thầy lang

Xe ôm chuẩn bị dẫn khách đi khám thai... (ảnh: Nghĩa Phạm)

“Cò” phòng khám 

Tiếp xúc với những chị đi cầu conở Đan viện Biển Đức, chúng tôi được biết chị nào cũng từng đi đến một số thầylang, để được bắt mạch xem có con chưa. Điểm chung của các chị sau khi nghe pháncó con là đều bắt đầu uống sữa dành cho bà bầu, tẩm bổ, uống thuốc dưỡng thaihoặc thuốc bắc. Một số không uống được loại thuốc này thì tự mua thuốc canxi vàthuốc sắt uống từ tháng này sang tháng khác.

Quyết tâm tìm hiểu sự thật, chúngtôi lân la hỏi chỗ để đi bắt mạch. “Dễ nhất là cứ cho tiền mấy ông xe ôm, mấyổng dẫn đi cho. Bảo đảm gặp thầy hay!”, chị L. mách nước sau khi nghe chúng tôinói “đã thấy trong người khang khác”.

Lân la ở Đan viện nhiều ngày,chúng tôi được một tài xế xe ôm tên T., thường ngồi chờ khách trước cổng, nóichắc như bắp: “Anh chị cứ cầu nguyện thành tâm, sau đó tui mới dẫn đi gặp thầycho thuốc uống, bắt mạch bảo đảm có con”.

Sau nhiều ngày thấy chúng tôi luitới khấn vái, ông T. mới đưa số điện thoại liên lạc, đồng ý hẹn sẽ dẫn đi gặpthầy L., tiền công dẫn đi là 80.000 đồng, kèm theo lời dặn dò: “Nhớ không đượcđi khám bác sĩ, chỉ tốn tiền, mấy ổng không khám nổi bầu này đâu. Siêu âm cũngkhông được nốt vì đây là thai khấn” (!).

“Cò” và những thầy lang

... chở một chị bầu đến khấn ở Đan viện (ảnh: Minh Tân)

Hôm sau, chúng tôi gọi điện thoạicho ông T. để xin đi khám “thai”. Ông T. bắt máy rồi thuyết giảng cho chúng tôivề sự nhiệm mầu kỳ bí, về đạo đức, về lòng tin... Chúng tôi đặt vấn đề: “Vợchồng em lấy nhau đã lâu mà chưa có con. Đi cầu rồi nhưng không biết trong bụngcó gì chưa, anh dẫn đi bắt mạch giùm, thầy ở đâu vợ chồng em cũng đến”.

Ông T. đáp: “Cứ lên Đan viện cầuxong là tui dẫn đi khám”. Chúng tôi năn nỉ: “Nơi thăm khám ở đâu, hẹn gần chỗ đóđi cho tiện vì chúng em còn đi làm”. Ông T. dứt khoát: “Chỗ khám ở Phú Nhuận.Anh, chị muốn có con thì phải thành tâm lên đây cầu nguyện, sau đó tui mới dẫnđi, còn không thì thôi”.

Gặp chúng tôi ở Đan viện, ông T.vui vẻ dẫn đi khám “thai”. Trên đường đi, ông T. nhiệt tình kể cho chúng tôi rấtnhiều chuyện. Nào là vừa đưa một chị đi khám xong quay về lại dẫn chúng tôi đitiếp. Ông T. kể, trước đây phòng khám này đông nghẹt người tới khám thai, phảiđi từ 4 giờ sáng lấy số, nhưng từ khi Báo Thanh Niên đăng chuyện cầu có bầu thìphòng khám vắng khách hơn, không phải lấy số mà cứ đến là được khám ngay. “Lúctrước, sáng chở khách xuống, chiều mới tới chở về vì đông quá”, ông T. kể. “Thầykhám có hay không?”, chúng tôi hỏi. Ông T. chỉ trả lời qua quýt rồi phóng xe đi:“Thì các chị đi cầu xong tui đưa đến đây, bắt mạch, lấy thuốc đều có bầu hết,nghe nói cũng có người sinh rồi. Có người còn sinh đôi!”.

Lát sau có ai gọi điện thoại tớinhờ ông T. dẫn đi khám thai, ông T. tỏ ra cảnh giác: “Anh là nhà báo hả? Lộn máyrồi”. Vừa cúp máy, điện thoại ông T. lại reo: “Tui không biết thầy nào khámđâu”. Đầu dây bên kia có vẻ năn nỉ, T. đáp nhát gừng: “Có gì thì xuống Đan việnđi!”, rồi cúp máy.

Ông T. quay sang chúng tôi huyênthuyên: “Đây là đức tin của mọi người, chỉ có mấy ông nhà báo là không tinthôi!”. Sau một hồi vòng qua nhiều con đường ở Q.Bình Thạnh, Q.Phú Nhuận, ông T.đưa chúng tôi đến trước cửa một căn nhà, hất hàm: “Vào trong đó khám đi”, rồiđòi tiền xe và nhanh chóng phóng đi.

Khi các thầy “sơ tán”

Hôm sau, chúng tôi lại đến ThủĐức với mục đích tìm thêm những địa chỉ khám thai khác. Gặp hai thanh niên chạyxe ôm kiêm “cò” dắt khách đi khám thai, đang chờ đón khách. Biết chúng tôi đãtới lui nhiều lần để cầu con, đang cần nơi khám thai, hai “cò” nhanh nhảu liệtkê danh sách một loạt thầy lang: thầy Toàn, thầy Tú, phòng khám Gò Vấp... Tấtnhiên, phòng khám ở đâu là điều bí mật, chỉ khi nào thân chủ móc hầu bao thì độingũ xe ôm mới dẫn đi. Nghe quảng bá một phòng khám ở Gò Vấp hay, rất đông chịmang thai khấn đến khám, chúng tôi chấp nhận trả 120.000 đồng để “cò” C. dẫn đi.

Vòng vèo hết xa lộ vào hẻm hócmấy tiếng đồng hồ, C. dẫn chúng tôi vào một nhà thờ nói có khám bệnh, bắt mạch ởtrong đó. “Xong rồi nha, cho tui xin tiền xe”, C. đòi thẳng thừng rồi nhanhchóng cầm tiền đút túi. Nghi ngờ, chúng tôi chia làm hai, một người ở lại giữchân C., một người vào trong quan sát, tìm kiếm, hỏi thăm nhưng không có phòngkhám nào. Thấy vậy, C. lúng túng rồi cười trừ: “Thôi để em dẫn anh chị lên thầyToàn, thầy này hay lắm”.

Chúng tôi tỏ vẻ ngây ngô để C.tiếp tục dẫn dắt. C. dẫn chúng tôi quay về hướng Thủ Đức, rẽ vào một ngôi nhàlụp xụp trên đường Gò Dưa chỉ vào bảo là phòng khám của thầy Toàn. Tuy nhiên,khi chúng tôi vào tận nơi hỏi thăm thì mới biết đây chỉ là nơi thầy Toàn khámtrước kia. “Ổng dọn đi lâu rồi. Nghe đâu về cây số 6, Hố Nai - Đồng Nai rồi”, bàchủ nhà cho biết. Chúng tôi đành phải dừng cuộc tìm kiếm thầy lang vì trời đãtối.

Hôm sau, chúng tôi liên lạc vớimột lái xe ôm khác, tên Tr. vì theo giới thiệu, anh này biết chỗ thầy Toàn ởĐồng Nai. Vượt cả trăm cây số đến được nhà của thầy Toàn, người nhà của thầykhông thèm nhìn mặt chúng tôi, cứ khoát tay không khám. Anh xe ôm tỏ vẻ quenbiết, sang xe chở chúng tôi vào tận nơi lên tiếng hỏi thì người nhà của thầy mớingước mặt nhìn, trả lời: “Thầy đi miền Tây cả tuần nay rồi, chưa biết khi nàovề”. Sau một cuộc điện thoại, Tr. giải thích: “Ổng nói mấy bữa nay bị động nênkhông bốc thuốc, nghỉ sang tuần mới làm lại. Nếu ổng ở nhà, tui dẫn chị vô làổng khám hà, nhưng ổng đi rồi đành bó tay”.

“Cò” và những thầy lang

... và ngồi chờ khách (ảnh: Minh Tân)

Tr. nhiệt tình tiếp tục dẫn chúngtôi vượt vài chục cây số nữa đến phòng khám của thầy Tú ở Long Thành, Đồng Nai.Thầy này còn khá trẻ, tỏ vẻ thông thái, vừa bắt mạch xem bệnh vừa tra cứu mấyquyển sách Tàu, tìm hiểu rồi mới phán bệnh. Trên tường thầy dán thông báo: “Yêucầu không được hỏi khi đang bắt mạch. Không trả lời bất cứ câu hỏi nào khi đangxem mạch. Khám bệnh tư duy cao, tập trung cao không nên làm phiền”.

Bên dưới là bản thông báo khác:“Cần gì hỏi người bốc thuốc”. Ở bàn bốc thuốc hai thanh niên mặt lạnh như tiềnbốc thuốc không nhìn ai, một người tóc dài rũ rượi không nhìn thấy rõ mặt. Mộtchị đang chờ khám cho biết thầy khám bá bệnh. “Em bị ho, thầy cho 5 lần thuốcrồi mà chưa khỏi, lần này đến bốc thuốc nữa xem sao”, chị này nói.

Lấy cớ bệnh ho thầy còn chưa chữahết thì làm sao bốc thuốc chữa được căn bệnh nan y hiếm muộn, chúng tôi chàothầy ra về, tiếp tục cuộc hành trình đi tìm thêm những địa chỉ thầy lang khác.

“Cò” Tr. tiếp tục dẫn chúng tôiđến khám tại 2 phòng chẩn trị đông y tại P.Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai).Tuy nhiên, khi đến đây, các phòng mạch này đều đã đóng cửa tạm nghỉ. “Vì BáoThanh Niên đăng quá nên mấy ông thầy phải tạm nghỉ vì sợ bị động đó thôi”, mộtngười hàng xóm của thầy lang giải thích.

Theo “Cò” và những thầy lang



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.