“Cò” vé tàu tung hoành

Cò bao vây nhà ga

Trong lúc hàng nghìn người xếphàng mua vé tàu về quê ăn Tết một cách mệt mỏi, căng thẳng, nhiều người không đủkiên nhẫn tức tưởi ra về thì bên ngoài sân ga Hà Nội, đội ngũ bán vé chợ đenđông đảo sẵn sàng cung cấp cho khách đi bất cứ ga nào, bất kể thời điểm nào

Cò bao vây nhà ga

Trái với cảnh mệt mỏi chờ đợitrong phòng bán vé, đoạn đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) phía trước ga, vé tàu đượcchào bán ào ạt. Bất kỳ ai đi đường dừng xe hoặc thậm chí đi chậm vì tắc đườngtức thì được “cò” tiếp cận ngay. Ở ngay ngã ba phía trước nhà ga này có đến hàngchục “cò” vé tàu chào mời nhiệt tình. Ai có nhu cầu mua vé ngoài, không khó để“bắt” mối. “Cò” có mặt mọi chỗ, mọi nơi: Quán nước chè, xe ôm, hoặc lượn lờ qualại trước sân ga...

“Cò” vé tàu tung hoành
Hai “cò” vé, một (áo bộ đội) trong vai môi giới, một trong vai hành khách cần vé.

Không khó để nhận dạng “cò”vé tàu. Trong vai một người đi “săn” vé tàu về Tết, chúng tôi nhận thấy phầnđông “cò” vé tàu là những phụ nữ ngoài 50 tuổi, số ít còn lại là những ông“trùm” vé ăn mặc “bụi bặm” ngồi ở các quán nước, chỉ đạo chứ không “ra tay”.Một phụ nữ đầu đội nón, bịt khẩu trang kín mít, kéo giật chúng tôi lại hỏi:“Cần vé về đâu? Lấy đây luôn, bọn mày mà vào xếp hàng thì chỉ có... mua véTết sang năm”. Biết chúng tôi hỏi mua vé về Vinh (Nghệ An), bà này thuyếtphục khách nên lấy vé ngồi mềm vì loại này đang có sẵn, nhưng chúng tôikhông đồng ý. “Bọn cháu muốn lấy vài cái vé nằm”- tôi bày tỏ nguyện vọng.“Tết nhất đến rồi còn đòi sang thế, có vé ngồi mềm đây không chịu đi”- ngườiphụ nữ vừa nói vẻ không bằng lòng vừa lôi trong túi ra giới thiệu một tệp véngồi.

“Cò” vé tàu tung hoành

Một tổ “cò” đang “hội ý”.

Nói đoạn, người phụ nữ yêucầu chúng tôi vào quán nước ngồi đợi bà ta đi lấy. Nói đoạn bà lấy số điệnthoại của tôi, hứa hẹn sẽ gọi đến lấy vé rồi trong phút chốc biến mất trongđám đông. Để ý chúng tôi thấy bà này đến chỗ phía cuối phố nói gì đó với mộtgã đeo kính đen mặt gờm gờm.

“Cò” ở ga Hà Nội hoạt động theonhóm chứ không hoạt động đơn lẻ như chúng tôi nghĩ ban đầu. Một nhóm “dân phevé” gồm 3 đến 4 người. Họ đứng khắp phía ngoài sân ga. Rất khó để biết được cóbao nhiêu nhóm “cò”.

Một nhóm “cò” khác ở phía taytrái nhà ga lại mời khách mua vé về Vinh ngồi mềm ngày 28 Tết còn nhưng với tiềncông tìm vé lên tới 150.000đ/1 vé. Một “cò vé” chạy lấp xấp sang bên trái cổngchính - nơi đang có nhiều người tụ tập, rồi quay lại nói: “Có vé đi ngày 28 Tết,nằm, nếu lấy phải trả tiền công 170.000đ”.

Các tổ “cò” ngụy trang bằng cáchsinh hoạt bình thường như bán quán, chạy xe ôm... Thủ đoạn chính vẫn là hai hìnhthức: Gom vé vào từ nguồn “quen biết riêng” mà giới đầu cơ thường gọi là có “taytrong” và gom bằng cách thuê “thợ” xếp hàng. Các “thợ” là người cùng xóm, ngườiquen của các chủ, được chủ đưa cơm nước vào tận nơi khi ngồi xếp hàng chờ.

Thời điểm được các chủ cho “xuấtquân” mạnh nhất là những ngày đầu mở cửa bán vé Tết, thuê “thợ” xếp hàng từ đêmhôm trước để đến sáng hôm sau là mua được vé. Công xếp hàng, “thợ” được chủ trả20.000 - 30.000đ/vé. Nhiệm vụ của những người này là xếp hàng và gom vé, có végì cũng lấy mà không sợ thiếu tiền (tất nhiên trước khi lấy phải hỏi ý kiếnchủ).

“Cò” vé tàu tung hoành
Với tấm vé Hà Nội - Vinh đi ngày 11/2/2010 (28 Tết) trị giá 103.000 đ/vé, đem bán cho “cò” được khoảng 70.000 - 80.000 đ/vé nhưng mua lại “cò” sẽ mất ít nhất 258.000 đ/vé ở thời điểm này.

Theo quy trình, vé ra, chủ vétập hợp lại, khách mua vé không bao giờ được trực tiếp liên lạc với chủ vémà phải thông qua đội ngũ gần “cò” chuyên nghiệp quanh sân ga, lấy vé.Phương thức gọi điện thoại hoặc tiếp nhận thông tin tại các điểm hẹn.

Theo một “cò” vé, mấy ngày quacông an địa phương ra quân làm “căng” vấn đề “phe vé”, một số trường hợp bị đemvề phường phạt hành chính. Sau khi cho về, “cò” lại tiếp tục hành nghề vì chủvẫn còn nhiều vé và là “nghề” dễ kiếm tiền trong tháng “củ mật”. Rất khó để bắtchủ “cò” nếu công an chỉ bắt những tay “thợ” mà không bắt các tay chủ chuyên đầucơ vé thì khó có thể dẹp được thị trường vé chợ đen.

Để kiếm thêm tiền, một số “còđẳng cấp” còn có thể gửi khách cho nhân viên tàu, tức khách khỏi mua vé mà phảitrả đúng tiền giá vé thêm tiền công cho cò. Nếu được mối này, có thể kiếm gần100.000đ.

Hù dọa khách

Cầm trong tay chiếc vé Hà Nội –Vinh ngày 11/2/2010 giá bán 103.000đ gạ bán cho “cò” để biết thế giới phe vé“làm ăn” lợi nhuận thế nào, tôi đặt vấn đề với một số “cò”. Một “cò” vận đồ quầnáo công nhân dáng người mảnh khảnh trả với giá rẻ mạt: “60.000 đồng!”. “Vàotrong đó xếp hàng xuất trình hết giấy này giấy nọ, cũng bị lấy đi 30% giá. Ở đâythủ tục nhanh gọn” - gã rào trước đón sau.

“Vì được về Tết sớm hơn dự định,bây giờ tôi mới phải bán. Lấy được đúng giá ấy thì anh lấy”- tôi quả quyết. Nghexong, anh ta quay lại chỗ đông người, chúng tôi đoán là hỏi ý kiến chủ “cò”. Mộtlát sau thấy gã này dẫn đến một thanh niên giáng vẻ thư sinh trắng trẻo, vỗ vaitôi rồi nói: “Chú em đây muốn lấy vé về Vinh, thôi anh mày dẫn đến đây hai chútự trao đổi với nhau coi như anh làm không công”.

Thanh niên được gã “cò” dẫn đến,cầm vé chê ỏng chê eo, bảo chỉ mua lại với giá 70.000 đồng, bởi anh ta cho biếtkhông có nhu cầu đi hạng vé này. Chúng tôi không đồng ý, bỏ đi vào phía trongnhà ga. Ngay lập tức một gã đội mũ cối có khuôn mặt bặm trợn đuổi theo (chắc làtheo dõi cuộc mặc cả từ lúc nãy) đuổi theo. Gã buông giọng chợ búa: “Đ.m bọn màyngu thế, vào đó mất mấy chục nghìn lại mất công”. Lão cứ văng tục nói theo chođến khi nhân viên bảo vệ đuổi ra ngoài mới thôi. Lúc này chúng tôi mới biết cảba gã cùng một “đội”.

Chúng tôi bán lại vé với giá rẻlà thế nhưng khi hỏi mua lại một nhóm “cò” khác liền được chào mời: “Giá vékhông đổi, tiền công 150.000 đ/vé. Mua nhiều có giảm giá”. Thế mới biết côngnghệ làm ăn sinh lợi đến mức nào.

Cách “chơi đẹp” mà các cò vé đưara ở đây là khoản tiền chênh lệch so với giá vé gốc nhiều hay ít. Theo “quyđịnh” ngày hôm qua ở “chợ đen”: nếu khách trả vé trong các ngày từ 15 đến 20tháng Chạp, khách chỉ phải trả thêm 10% đến 20%/vé, còn nếu mua vé đi trong cácngày từ 25 đến 27 Tết, có thể còn thấp hơn. Trong khi đó nếu trả ở nhà ga sẽ bịtrừ đi những 30% giá trị vé.

Giá một chiếc vé ngồi mềm từ HàNội đi TP HCM chỉ 735.000đ nhưng giá chợ đen lên đến 1.000.000đ. Trong đó “cò”được trả 10.000đ mỗi chiếc. Vé chợ đen cũng có “khung”. Mỗi vé tiền chủ đầu tưtrả công “thợ” vào xếp hàng mua từ 40.000- 50.000 đ/vé đi TP HCM, tiền cơm chothợ và trả công tiền cò, còn lại chủ hưởng 100.000-200.000 đ/vé. Một ngày chỉcần bán 10-20 vé tàu Tết là các ông bà chủ “ngồi mát ăn bát vàng” với tiền triệuthu về.

“Vé không? Vé Tết không?”. Chỉcần một người dừng xe hỏi thăm là tất cả lại nháo nhác, đổ xô tới mời chào hấpdẫn. Cầm trên tay 2 tấm vé vừa mua được của một “cò” ngồi làm ở mép phía tayphải sân ga, anh Phan Thanh Lâm quê ở Đà Nẵng, hồ hởi: “Xếp hàng từ sáng màchưa đến lượt, xin nghỉ có nửa buổi làm đi mua vé. Trưa đến nơi đành phải chạyra ngoài mua vé. Đành bỏ thêm 500.000 đ ra đây để mua vé “chợ đen” vậy. Mà khônghiểu sao mua vé “chợ đen” lại dễ thế!”. Không ít người làm ăn xa quê đànhcắn răng mua vé giá đắt.

Theo Quang Thành
 
“Cò” vé tàu tung hoành



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.