Đề xuất 15 tuổi được đi xe máy

“So với trước, thể trạng của thanh niên giờ tốt hơn rất nhiều. Nếu học sinh đủ 15 tuổi, đủ thể lực hoàn toàn có thể điều khiển xe máy”, Phó chủ tích Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết.

“So với trước, thể trạng của thanh niên giờ tốt hơn rất nhiều. Nếu học sinh đủ 15 tuổi, đủ thể lực hoàn toàn có thể điều khiển xe máy”, Phó chủ tích Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết.
 
Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng đã đến lúc nên nghiên cứu lại xem tuổi nào thì được đi xe máy?

Theo ông: “Việc học sinh chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe máy về mặt luật pháp cần nghiên cứu sửa đổi sao cho phù hợp với thực tiễn.
 
Tại Việt Nam quy định trên 16 tuổi mới được điều khiển xe hơn 70 phân khối. Dưới độ tuổi đó chỉ được lái xe dưới 50 phân khối. Thế nhưng theo tôi cần phải nghiên cứu lại xem tuổi nào thì được đi xe máy”.
 
Gần đây vừa xảy ra vụ tai nạn thương tâm ở Quảng Ninh khiến 4 nữ sinh trên chiếc xe hơn 70 phân khối đều thiệt mạng. Không lâu sau đó, Quảng Ninh đã yêu cầu ban giám hiệu của trường đó phải kiểm điểm.
 
Nhiều học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường
"Đáng nói, hiệu trưởng của trường này khẳng định cách đó 2 ngày, chính 4 nữ sinh này cùng gia đình đã kí với nhà trường cam kết không đi xe máy tới trường. Điều chúng tôi lo sợ nhất là mọi thứ chỉ dừng lại ở cam kết”, ông Hiệp nói thêm.
 
Cũng theo Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tất cả các trường đều khẳng định học sinh của họ đã kí cam kết không đi xe máy tới trường.
 
Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở cam kết thì trách nhiệm chỉ đến thế mà thôi. Cuối cùng, tính mạng của chính học sinh đó cũng như những người tham gia giao thông khác đều phụ thuộc vào tờ cam kết đó.
 
Ngoài chuyện kí cam kết, ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với công an địa phương, phụ huynh học sinh và chính quyền để kiểm soát chặt chẽ việc học sinh đi xe máy tới trường.
 
Vừa qua, Hà Nội đã thí điểm quay camera, sau đó gửi hình ảnh học sinh vi phạm tới ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, như tôi đã nói, rất nhiều trường mới chỉ dừng lại ở việc kí cam kết, chứ chưa có những hình thức kỉ luật như hạ hạnh kiểm…sau khi nhận được phản ánh từ các cơ quan chức năng”.
 
Xử lý triệt để việc học sinh đi xe máy đến trường và sử dụng điện thoại không đúng mục đích là hai vấn đề lớn được Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cùng với các đơn vị liên quan đưa ra bàn bạc và mổ xẻ nhằm thống nhất giải pháp và triển khai thí điểm.
 
Thế nhưng hiện nay, dù đã có lệnh cấm, nhiều học sinh vẫn vi vu xe máy, thậm chí "hiên ngang" đầu trần tới trường. Đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra do thực trạng trên.
 
Theo VTC


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.