Đối thoại với GS. Ngô Bảo Châu

Phát triển khoa học từ những nhóm nghiên cứu trẻ Thưa GS Ngô Bảo Châu, chuyến viếng thăm của Phó Thủ tướng làm anh cảm thấy sao? Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi cùng với 2 thứ trưởng Bộ GDĐT đến thăm gia đình chúng tôi vào Chủ nhật, nói chuyện thân mật. Tôi thấy ông Nhân là người cởi mở, dễ nói chuyện. Tôi xúc động về sự quan tâm này.

Câu chuyện giữa phóng viên vớiGS Ngô Bảo Châu diễn ra vào một buổi trưa ở quán ăn trên phố Linh Lang, gần nhàanh, cùng với một người bạn vong niên, ông Nguyễn Trung Hà, một nhà đầu tư "cótiếng" ở Hà Nội.

Phát triển khoa học từ những nhóm nghiên cứu trẻ

Thưa GS Ngô Bảo Châu, chuyến viếng thăm của Phó Thủ tướng làm anh cảm thấysao?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi cùng với 2 thứ trưởng Bộ GD-ĐT đến thăm giađình chúng tôi vào Chủ nhật, nói chuyện thân mật. Tôi thấy ông Nhân là người cởimở, dễ nói chuyện. Tôi xúc động về sự quan tâm này.

Đối thoại với GS. Ngô Bảo Châu
GS Ngô Bảo Châu.

Để những nhà khoa học có thểlàm việc tốt nhất, theo anh, nên quan tâm như thế nào? Nhà và lương có quantrọng không?

Về nhà và lương, không thể sánh được với tiêu chuẩn bên Mỹ. Tuy nhiên, mức nhưhiện nay thì không thể chấp nhận được.

Anh Lê Tuấn Hoa, Viện phó Viện Toán học, có trả lời trên báo, khi tôi về, mứclương tối đa mà viện có thể trả, như với cụ Hoàng Tụy bây giờ, chính xác là 4,4triệu đồng/tháng. Còn những nghiên cứu sinh ở nước ngoài về lương chỉ được 1,8triệu/tháng. Vậy là họ phải lo việc khác thôi. Mà đã lo việc khác thì không làmkhoa học được.

Bạn hình dung như thế này, làmkhoa học không phải là học xong rồi cứ thế mà làm. Kiến thức phải được cập nhậtliên tục, vừa học vừa làm cái mới. Ở Việt Nam, chưa thực sự là môi trường khoahọc. Đồng nghiệp, rồi những người xung quanh đều lo mưu sinh.

Trước nay, nguồn nhân lực cấp cao có dòng dịch chuyển từ Đông sang Tây. Liệu một ngày nào đó, có dòng dịch chuyển ngược lại mà trung tâm là Trung Quốc?

Tôi nghĩ, chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng không quá nhanh được. Trung Quốc đổ rất nhiều tiền, nhưng thực tế, ngay cả những người trẻ Trung Quốc thật sự xuất sắc cũng chưa về nước. Một số người làm sau tiến sĩ xong, tôi hỏi có về nước không, chế độ lương bổng cũng tốt. Nhưng họ nói ở Trung Quốc chưa có môi trường khoa học, họ muốn làm việc thêm 5 - 6 năm ở Mỹ.

Phía Trung Quốc có ngỏ lời mời anh không?

Cũng có. Một vài trường Trung Quốc ngỏ lời mời chung, còn tôi muốn về chỗ nào thì về…

Nhưng, tôi thấy, để phát triển khoa học, có mộtchuyện có thể làm được. Đó là tìm từng nhóm bạntrẻ, tổ chức từng nhóm nghiên cứu, khoảng 5-10người.

Như anh nói, ở Việt Nam, môitrường thuận lợi cho hoạt động khoa học chưa có. Vậy ý tưởng phát triển một việnđào tạo và nghiên cứu cấp cao về Toán làm thế nào thành hiện thực trong môitrường này?

Chúng tôi mượn ý tưởng này từ Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton. Ở Pháp cũngcó Viện IHES, ngoài ra còn có Viện Toán Max - Planck của Đức, RIMS của Nhật...

Rất nhiều nước đang phát triển đã và làm thành công như Brazil, Hàn Quốc.

Ý tưởng chính của họ không phải là một viện với một cơ chế bên trên. Chỉ có mộtban giám đốc rất hạn chế để lựa chọn hồ sơ. Những người làm việc đều hoạt độngtrong một thời gian ngắn, tối thiểu là 3 tháng, đến 2-3 năm là tối đa.

Nghĩa là, luôn có sự luân chuyển, ưu tiên những người đến dạy theo hình thức: cóhai người Việt Nam, một người nước ngoài; hoặc một người Việt Nam, một GS nướcngoài đến làm việc trong khoảng thời gian nhất định.

Nguồn lực này liệu có dồi dào, thưa anh?

Thực ra, số lượng GS nước ngoàisẵn sàng sang giúp mình rất lớn.

Các trường bên nước Mỹ có chế độ "sabbatical year". Trong 7 năm, họ được 1 nămmuốn làm ở đâu cũng được mà trường vẫn trả lương. Và mọi người đã lựa chọn theonhững cách khác nhau: vẫn ở trường làm hoặc ra nước ngoài. Rất nhiều người muốnsang các nước đang phát triển.

Có thể, mời 6 tháng để đi du lịchthì họ không sang. Nhưng với lời mời "chúng tôi có một thế hệ trẻ có triển vọngvà muốn làm việc với ông", họ sẽ rất thích.

Khi sang, chỉ cần mình tiếp đón chu đáo, có phòng làm việc, có máy vi tính, cóchỗ để ở, thỉnh thoảng tạo điều kiện cho họ đi chơi đây đó. Nhưng cái chính làphải có người cho họ làm việc cùng. Đó là điều vô cùng thuận lợi cho mình.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo cao cấp về toán sẽ là chỗ để cho các GS nước ngoài cóđiều kiện gặp gỡ và làm việc với nhau trong một thời gian nhất định, tạo điềukiện cho mình tiếp thu kiến thức mới.

Tôi nghĩ nhiều đến những bạn trẻ, những nghiên cứu sinh có thể về nước trong mộtmùa hè, vừa chơi vừa làm việc. Kể cả các anh chị, các bạn đã đi làm ở các trườngđại học, có ham mê nghiên cứu nhưng không có đủ điều kiện vì phải lo mưu sinh,hay vì thời lượng dạy ở các trường ĐH Việt Nam quá nhiều, chắc phải gấp 5 lầncác trường nước ngoài chẳng hạn.

Đối thoại với GS. Ngô Bảo Châu
"Kiến thức phải được cập nhật liên tục". Ảnh Nguyễn Á

Khi không có thời gian và điềukiện nghiên cứu, chỉ cần một lần được đến làm việc nghiên cứu trong môi trườngnhư vậy, cùng với các GS nước ngoài, họ sẽ có cái đà để có thể làm tiếp được.

Tất nhiên, mô hình đó cũng có hạn chế, chỉ phù hợp với những ngành khoa học lýthuyết thôi.

Tức là, chỉ có chỗ làm việc, thư viện chứ không có máy móc gì cả. Nếu mỗi lầnphải đầu tư một phòng thí nghiệm thì đúng là chịu, không thể làm được.

Bên Viện Priceton không chỉ có Toán mà còn có Vật lý lý thuyết, Lịch sử, Khoahọc xã hội, Kinh tế, Sinh vật. Với Sinh vật lý thuyết, họ lấy dữ liệu từ nơikhác về rồi xử lý số liệu chứ không có thí nghiệm gì cả.

"Sợ dốt thì không tiến bộ được"

Anh đề cập tới chuyện lập những nhóm nghiên cứu toàn người Việt trong khi "ởViệt Nam chưa thực sự là môi trường khoa học". Liệu những nhóm như vậy hìnhthành, có hy vọng tác động ngược trở lại, cải thiện môi trường nghiên cứu khoahọc ở Việt Nam?

Không những sẽ giúp cải tạo môi trường khoa học, điều này còn tác động tới môitrường giảng dạy đại học.

Có rất nhiều kế hoạch xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Có thể đổ rất nhiềutiền. Nhưng tôi nghĩ, khả năng thành công không lớn vì mình không có người dạytốt, bởi số người có trình độ ít, đếm trên đầu ngón tay.

Đối thoại với GS. Ngô Bảo Châu
Con gái thứ hai của GS Ngô Bảo Châu

Còn tạo nên những nhóm nghiên cứukhoa học thì có thể làm được. Tuần trước, tôi có gặp ông Darriulat, một GS vậtlý. 10 năm nay, ông ấy nghỉ hưu rồi sang Việt Nam lập ra nhóm các bạn trẻ đểnghiên cứu.

Thế nhưng, Việt Nam chưa có cơ chế nào giúp cho việc này. Phải có cơ chế đặcbiệt mới tạo ra không khí học thuật.

Anh thử phác thảo cơ chế đặc biệt đó...?

Cái đó, phải có thời gian. Nhưng tôi nghĩ, hãy đến xem nhóm làm việc của ôngDarriulat.

Nói chung, tôi nghĩ không chỉ việc đó, mà lãnh đạo nhà nước nên có một ban cốvấn để có thể hỏi các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thường xuyên.

Một số chính sách, rõ ràng có sự đầu tư của Nhà nước, nhưng bị lệch hướng vàkhông đem lại hiệu quả. Bởi, có nhiều thứ trên giấy tờ tưởng là rất tốt, nhưngtrên thực tế có làm được không? Nếu thực lực không làm được thì chuyện bị bópméo.

Như chuyện thư viện ở trường ĐH chẳng hạn. Trường ĐH nào cũng có thư viện, cómáy tính, có tài liệu. Nhưng sinh viên có xài được không? Có thư viện nào rahồn? Dù cách đây vài năm, Nhà nước có chính sách đầu tư cho các thư viện trường,mất khá nhiều tiền.

Theo tôi, lý do đơn giản, vì ngay cả giáo viên cũng không quan tâm đến chuyệnđọc nên xảy ra chuyện là người ta xây một cái nhà ba bốn tầng nhưng không cóquyển sách nào cả. Hoặc là những cuốn sách cũ nát từ năm 60 để lại.

Rất nhiều những câu chuyện tương tự như vậy. Tôi nghĩ, Nhà nước nên có một bancố vấn gồm những nhà khoa học thực sự, cố vấn những chuyện như thế.

Việt Nam cũng đã có những hội đồng tư vấn...?

Tôi không rõ điều này. Nhưng tôi nghĩ, nên nghe ý kiến của người ngoài, nhữngngười Việt Nam ở nước ngoài. Không thể đóng cửa bảo nhau được.

Đối thoại với GS. Ngô Bảo Châu
"Lãnh đạo nhà nước nên có một ban cố vấn để có thể hỏi các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thường xuyên".

Tất cả các viện lớn trên thếgiới, kể cả Viện Princeton, hàng năm vẫn mời những hội đồng từ nơi khác đến đểđánh giá xem có gì chưa ổn.

Nghe là để đánh giá. Được đánh giá đâu có gì đáng xấu hổ, mà thực ra rất tốt.Cái gì làm sai thì mình sửa. Nếu cứ sợ người ta bảo mình dốt thì làm sao mà tiếnbộ được, đúng không? (cười)

Người trong cuộc thì hiểu tường tận mọi chuyện. Nhưng nhiều khi mình biết “làmthế này thì đề án mới qua”, những người biết rõ chưa chắc đã hiểu được xu hướngchung.

Đối thoại giữa GS Ngô Bảo Châu và đại gia Hà thành

Câu chuyện đến đây bắt đầu có sựtham gia của ông Nguyễn Trung Hà. Từ một học sinh giỏi quốc tế về Toán cách đâyhơn 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thànhmột nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam, tham gia đầu tư vào hàng chục lĩnhvực, sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty. Xuất hiện một lần trên báo, ông đãlàm "nổi sóng" cả giới Toán học khi châm ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng"và mệnh đề "người giỏi làm Toán rất lãng phí". Ông cũng là một trong những ngườibạn mà GS Ngô Bảo Châu thường gặp khi về Việt Nam.

"Trong đầu người ta thế nào thì xét sau"

Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính sách. Khi làmviệc, tư vấn của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặthàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao?

Ông Nguyễn Trung Hà: Thứ nhất, em đặt câu hỏi sai. Chắc nhà báo được đàotạo rất định hướng.

Đối thoại với GS. Ngô Bảo Châu
GS Ngô Bảo Châu và ông Nguyễn Trung Hà.

Thứ hai, tư vấn như anh Châu nóilà cần, nhưng chuyện đặt bài toán ra quan trọng hơn là chuyện bài toán có tồntại hay không.

Có một số vấn đề, có hẳn viện nghiên cứu. Họ tự đặt vấn đề, nghiên cứu vấn đề,rồi trình lên. Nhưng cách đó ít có giá trị cả. Vấn đề mấu chốt phải là ngườihỏi, người đặt vấn đề.

GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà đánh giá quá cao người đưa ra chính sách...

Ông Nguyễn Trung Hà: Thực tế cần phải như vậy. Còn bây giờ, lập ra cácnhóm tư vấn, các nhóm nghiên cứu, có đệ trình lên cái gì cũng không giải quyếtvấn đề nào cả.

Anh Hà có nói câu hỏi của em là một câu hỏi sai...

GS Ngô Bảo Châu: Với tôi thì khác. Trong mọi trường hợp, khi đặt ra mộtcâu hỏi, tôi trả lời đúng theo suy nghĩ của mình chứ không quan tâm lắm đếnchuyện câu hỏi đó có đi ngược lại với những cái người khác suy nghĩ không.

Vậy, anh trả lời như thế nào?

GS Ngô Bảo Châu: Tôi là một nhà khoa học, đứng ở vai trò tư vấn, đưa ra ýkiến của mình. Còn vì lý do nào đó, không nghe là việc của người ta. Tất nhiên,để thể hiện sự tôn trọng, nếu không nghe, người ta phải giải thích cho tôi vìsao. Nếu không giải thích, nghĩa là họ không tôn trọng, và tôi không làm tư vấnđược.

Quay trở lại sự nồng nhiệt củaPhó Thủ tướng. Có mâu thuẫn không giữa việc sự trọng vọng của Phó Thủ tướng dànhcho anh với những gì đang diễn ra ở các trường ĐH, các viện nghiên cứu? Nhà nướcđang cần trí thức hay đang làm một việc theo phong trào? Tức là, nếu cả thế giớitrọng vọng mà mình không trọng vọng thì không được? Lúc nãy, anh có trả lời làmình cảm động. Nhưng anh có tin là Nhà nước đang thực sự cần những người như anhkhông?

GS Ngô Bảo Châu: Văn hóa của mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gìdiễn ra trong đầu người ta. Trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thểxảy ra như thế nào.

Tôi chỉ quan tâm tới những việc cụ thể xảy ra. Còn trong đầu người ta thế nàothì xét sau.

"Không làm khoa học nghiêm túc, ĐH Việt Nam mãi be bét"

Ông Nguyễn Trung Hà: Tôi từng nghe thông tin, nếu có bài báo khoa họcđăng ở nước ngoài, Nhà nước sẽ tặng 1.000 USD. Nếu cho bằng tiền cá nhân thì rấthoan nghênh, có khi tôi góp theo. Còn nếu lấy ngân sách quốc gia cho chuyện đóthì tôi thấy phản cảm. Nghề Toán cũng đặc biệt. Đó là môn nghệ thuật chứ khôngphải môn khoa học. Muốn học Toán, phải có khả năng, không được dùng nguồn lực xãhội vì đó là phục vụ cá nhân. Có khuyến khích hỗ trợ nhưng là từ cá nhân.

GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà nói vậy là mặc định cho mình biết rõ ràng xã hộicần cái gì.

Ông Nguyễn Trung Hà: Anh không hề mặc định.

GS Ngô Bảo Châu: Anh mặc định xã hội cần tài chính, rồi buôn cái nọ, cáikia. Nhưng trong xã hội, cái gì là quan trọng nhất? Có ba thứ: quốc phòng, y tếvà ba là giáo dục. Kinh tế cũng cần đấy, nhưng chưa chắc cần hơn giáo dục. Màgiáo dục không học Toán học Văn thì học cái gì.

Ông Nguyễn Trung Hà: Toán là một trò chơi. Thi nhảy cao chẳng hạn, cũnglà một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩagì cả, ngoài điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khátkhao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứngthú luyện tập thể dục.

GS Ngô Bảo Châu:
Anh vẫn nhầm. Khi không có người làm việc nghiêm túc thìkhông thể có một trường đại học nghiêm túc. Và như vậy, không thể có một nềngiáo dục nghiêm túc.

Có một chuyện rất sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm gì. Có thể viếtra báo cáo. Không có bất cứ một cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đónghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp lý. Khoa học không phải đơn thuầndo yêu cầu của xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội tại của nó.

Ông Nguyễn Trung Hà: Mỗi một trình độ phát triển, phải cần một thứ. Lấymột câu chuyện vui, mượn lời Cụ Hồ, anh tạm phân toán lý thuyết, toán ứng dụngthế này: Toán ứng dụng, "bao giờ đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn". Toán lýthuyết, "bao giờ đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu". Làm toán lýthuyết, xác suất thành công rất khó, còn khi đã thành công, thì chỉ phục vụ chogiới toán.

GS Ngô Bảo Châu: Cuối cùng, anh bảo vệ ý kiến của anh, không nghe theolời người khác. Khi tranh luận, phải nghe người khác nói gì. Diễn văn đã đọc rồikhi bật lại không có tác dụng gì cả.

Ông Nguyễn Trung Hà: Vì bản chất có đổi đâu.

GS Ngô Bảo Châu: Tại sao không? Nếu không làm nghiên cứu nghiêm túc chấtlượng đại học Việt Nam mãi be bét. Trẻ con Việt Nam đi học nước ngoài, tiêu hàngtỷ USD. Muốn cho đại học tử tế, phải có những người dạy tử tế chứ không phảigiảng viên thuộc lòng rồi lên nói là được.

Cái cần phấn đấu là để cho chất lượng các trường ĐH nói chung, đặc biệt giáoviên ĐH giảng tốt, nghiên cứu tốt. Muốn vậy, phải có đỉnh cao để kéo cái chungđó lên. Đỉnh cao đó không phải là mục đích duy nhất. Còn vai trò ứng dụng trongxã hội nữa. Vai trò chính và cơ bản đối với một nước như Việt Nam là kéo hiệntrạng giáo dục lên tốt hơn.

Nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng


Anh Châu này, đoạt giải thưởng Fields, anh có kế hoạch gì không?

GS Ngô Bảo Châu: Tôi dự định sẽ dành số tiền để trao học bổng cho các em giỏi mà không có tiền đi học đại học. Chỉ là đi học ở trong nước thôi, chứ cũng chưa nhất thiết phải đi học ở nước ngoài.

Anh cũng nghĩ tới việc đoạt giải sẽ nuôi được niềm tin của lớp trẻ? Nếu phần đông giới trẻ coi anh là thần tượng, anh có thấy đó là gánh quá nặng?

GS Ngô Bảo Châu: Theo tôi, lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình sự đam mê khoa học. Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc. Trong khoa học, ở mức độ trung bình thì việc đánh bóng bản thân có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt một đỉnh cao thì điều đó không có tác dụng gì.

Tôi thích cuộc sống riêng tư của mình hơn. Dẫu sao, nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng, chứ không phải là câu chuyện tôi lựa chọn.

Cảm ơn anh!
 

Theo Lương Bích Ngọc – HạAnh
Beenet

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.