Đồng Văn trong cơn lốc tệ nạn

Thủy điện Hủa Na (xã Đồng Văn, Quế Phong, Nghệ An) khi hoàn thành sẽ đem ánh sáng tới nhiều vùng quê xứ Nghệ và các tỉnh lân cận. Ấy là chuyện của tương lai, còn hiện tại, từ khi công trình được triển khai, như một cơn lũ, tệ nạn xã hội đã rầm rập đổ về xã này...

Hai em độ tuổitrăng non, ăn mặc kiệm vải, da trắng như trứng gà bóc thấy chúng tôi liền ùa ralơi lả: “Hai anh dùng gì để Ái noọng chiều?”...

Thủy điệnHủa Na (xã Đồng Văn, Quế Phong, Nghệ An) khi hoàn thành sẽ đem ánh sáng tớinhiều vùng quê xứ Nghệ và các tỉnh lân cận. Ấy là chuyện của tương lai, còn hiệntại, từ khi công trình được triển khai, như một cơn lũ, tệ nạn xã hội đã rầm rậpđổ về xã này...

Thunglũng “hoa rừng”

Đường đếnThủy điện Hủa Na được rải nhựa phẳng lì, hai bên điệp trùng rừng núi. Phong cảnhhữu tình ấy khiến những ai đam mê du lịch sinh thái phát cuồng. Piếng, tay anhchị nổi tiếng đất Đồng Văn, người dẫn đường kiêm “bảo kê” để chúng tôi đi thâmnhập đất này, bảo: “Bây giờ đường ngon lành thế chứ cách đây mấy năm, đường đikhúc khuỷu, hai bên là vực thẳm sâu hun hút, đi không cẩn thận, sảy chân là mấtmạng ngay!”. Phi xe hơn tiếng đồng hồ chúng tôi đã đặt chân đến trung tâm xã.

Đồng Văn trong cơn lốc tệ nạn
Những ngôi làng bé nhỏ của người Xê-Đăng đang bị núi lở đe dọa
Ảnh Tuổi Trẻ

Nơi đây nhộnnhịp khác thường. Ô tô chở linh kiện, nguyên vật liệu cho công trường thủy điệnvào ra liên tục. Hai bên đường thuộc bản Huổi Muộng - cửa ngõ của công trường,quán nhậu, nhà nghỉ, tụ điểm giải trí và cả… thư giãn mọc lên như nấm.

Đông vuinhất là những quán thư giãn. Trong những quán ấy, tôi đã thấy rất nhiều những côgái đứng ngồi, vào ra. “Ông có mần tí cho biết “hoa rừng” không?” - Piếng nhìntôi cười hỏi. Chẳng để tôi kịp đáp lời, Piếng liến thoắng tiếp thị: “Đủ màu, đủmón ông ạ. 15, 16 mùa đào cũng có! Ngon lắm!”. Piếng nói mà mắt cứ hấp háy liênhồi. Điệu bộ ấy khiến tôi không khỏi tò mò.

Ông Lô Sơn Dần thống kê, hiệnnay, trên địa bàn toàn xã có 43 con nghiện. Trong 3 năm trở lại đây đã có 11người chết vì ma tuý. Đó chỉ là “con số thống kê” chứ “phần chìm” của “tảngbăng” ấy thì không ai biết được.

Tuy nhiên,khi tôi còn chưa đưa ra quyết định thì gã đã xộc thẳng vào cái quán ở ngay trướcmặt. Hai em độ tuổi trăng non, ăn mặc kiệm vải, da trắng như trứng gà bóc thấychúng tôi liền ùa ra lơi lả: “Hai anh dùng gì để Ái noọng chiều?”.

Vừa nói dứtcâu, một cô em phất tay rất điệu. Vậy là bia được tới tấp chuyển ra... Khi hơimen đã chuếnh choáng, tôi bảo Piếng muốn đi tìm chỗ nghỉ. Nghe tôi nói vậy, côgái cứ quấn lấy tôi từ nãy nũng nịu: “Ghét! Không chơi với người ta nữa à? Mầnđi chứ, không người ta không yêu đâu!”.

Trong câuchuyện đời mình, Hoa, tên cô nàng dính với tôi như sam ấy bảo, quê cô ở MườngNọc (Quế Phong). Mang tiếng về đây bán hàng thuê nhưng các cô chỉ được tiền khi“đi khách”. Thậm chí, những đồng tiền nhơ nhuốc ấy vẫn phải trích cho chủ quán20%.

Chẳng đợihai cô lánh mặt, có lẽ cũng đã liêng phiêng, tợp ngụm bia, Piếng gằn giọng: “Haicon ni làm “ca ve” ở biển Diễn Thành (Diễn Châu, Nghệ An). Từ khi có thủy điệnthì nhảy về. Chưa khi mô tui thấy “ca ve” nhiều như rứa!”. Theo Piếng thì ở đâyquán nào cũng có vài cô. Sau chầu bia, Piếng lôi tôi sang một quán cà phê ở ngaygần đó.

Vừa kéo ghếngồi tôi đã rùng mình khi nghe những âm thanh… khó nghe phát ra liên hồi sau tấmphên mỏng ở ngay gian bên cạnh. Cứ thế, những âm thanh ấy lúc dữ dội, lúc dịuêm. Chừng chục phút sau, gã đàn ông cởi trần, mặt đỏ như gà chọi bận quần lửngra cùng một bé gái đầu tóc tả tơi. Chờ gã thanh niên đi khỏi, cô gái khoảng 16 -17 tuổi ấy ôm mặt khóc. Chẳng hiểu cô bé khóc vì cái gì. Thấy bà chủ quán mắtgằm gằm, tôi cũng không tiện hỏi.

Huổi Muộngvề đêm điện sáng trưng như phố. Khoảng 5- 10 phút lại có một tốp xe máy chở cáccô gái từ nơi khác đến. Piếng lắc đầu: “Chúng chở “ca ve” đến phục vụ công nhânđó!”. Theo cái chỉ tay của Piếng, tôi thấy những cô gái ấy nhanh chóng sà vàocác quán. Ở đó đã có khách chơi đợi sẵn. Cũng theo hướng chỉ tay của gã ma cônày, tôi thấy một số cô rẽ vào những quả đồi. Ở đấy gió mát trăng thanh…

“Lốctrắng” kinh hoàng

Chúng tôicũng đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy nơi nào bán “thuốc trắng” công khai, chíchcông khai như ở chốn này. Piếng chỉ những đốm lửa lập loè bên rú mồ bảo đó lànơi thanh niên tụ tập “ăn hàng”.

Theo chânPiếng tôi đi về phía đó. Gần đến nơi Piếng lên tiếng: “Tụi bây tụ tập đây để“sướng” à?” Một tên trong bọn đáp: “Đời phải sướng chứ. Bác đưa thằng mô đếnđó?”. “Bạn tau. Bây còn hàng không?”. “Còn. Thích mấy?” Tên đó rút trong túi ra2 gói nhỏ bọc nilon. Piếng lắc đầu chê ít. “Ít thì để chú vô lấy, mấy cũng có!”.

Trong lúcPiếng nói chuyện, tôi căng mắt quan sát. Cả thảy có 5 con nghiện, độ tuổi từ 17-34 đang nằm trên manh chiếu rách. Một tên có cái đầu bù xù như tổ quạ cầm chiếcxi lanh huơ lên: “Bác mần một nhát không? Em mới bán cái nhà sàn được hơn nămchục, đêm ni chiêu đãi bác xả láng!”. Piếng rỉ tai tôi: “5 thằng ni nghi bị “ết”rồi. Tiêm chung như rứa không bị “ết” có mà lạ!”. Nghe Piếng nói vậy, tôi thấysống lưng lạnh toát.

Đi dọc đườngvề trung tâm xã chúng tôi còn chứng kiến một vài nhóm thanh niên dùng xi lanhchích thuốc ngay tại quán bia. Sự ngang nhiên ấy khiến tôi tưởng, nơi đây làmảnh đất của những tay cao bồi.

Theo chânông Lô Sơn Dần - Trưởng Công an xã, tôi tìm đến nhà Lương Văn Đại ở bản HuổiMuồng. Ngôi nhà vắng đến rợn người. Trưởng Công xã Lô Sơn Dần nói: “Nhà ni lànhà vô chủ. Đại (SN 1974) nghiện rồi chết. Đại chết được mấy tháng thì vợ và đứacon gái 2 tuổi cũng lần lượt chết theo!”. Theo ông Dần, vài năm gần đây, xóm nàycó nhiều người chết vì ma tuý và vì AIDS.

Minh chứngđiều ấy, ông Dần dẫn chúng tôi đến nhà ông Lương Văn Quân - Bí thư chi bộ bảnTục. Khi chúng tôi đến, mặc chó sủa inh ỏi, ông Quân vẫn thẫn thờ bên bậu cửa.Hỏi đến lần thứ ba ông mới giật mình ngoảnh lại.

Khi biết ýđịnh của chúng tôi ông không nói gì, đôi mắt trũng sâu ậng nước. Có lẽ, nỗi đauquẫy phá khiến ông câm lặng. Ma tuý đã cướp của ông 3 người con chỉ trong vòngmấy tháng, hỏi có nỗi đau nào hơn thế.

Theo ôngQuân thì nhà ông trước đây thuộc diện có của ăn của để. Thế nhưng, từ khi nhữngđứa con dính vào ma tuý chúng đã phá sạch. Bây giờ ngôi nhà chỉ còn bộ khungtrống huơ, trống hoác.

3 đứa concủa ông là Lương Văn Minh, Lương Văn Quê, Lương Văn Hường bởi bập sâu vào conđường nghiện ngập cũng lần lượt bỏ ông mà “đi”. Ông Quân bảo, trước đây, dù cónằm mơ ông cũng chẳng thể ngờ gia đình mình lại rơi vào thảm cảnh này.

Ông Lô SơnDần - Trưởng Công an xã Đồng Văn cho biết: “Công trình Thuỷ điện Hủa Na số nhâncông khi cao điểm lên đến 4 – 5 nghìn người. Đây là “mảnh đất màu mỡ” để tệ nạnxã hội xâm nhập.

Khi làng bảnđược đền bù và di dời, có tiền, nhiều người đua đòi ăn chơi nên sa vào ma tuý.Mại dâm bản địa cũng có mà từ các nơi đổ về cũng nhiều!”. Theo ông Dần, chínhquyền địa phương đã có nhiều biện pháp phòng chống, đẩy đuổi, tuyên truyền nhưngtình hình vẫn chẳng khả quan hơn. Tệ nạn xã hội vẫn diễn biến vô cùng phức tạp.

Theo Tiến Dũng
Nông thôn ngày nay



Lập chuyên án triệt phá các đường dây tuồn vàng lậu vào Việt Nam
Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Cục Điều tra chống buôn lậu để trao đổi thông tin với Hải quan các nước, Interpol, Tổ chức Hải quan thế giới....lập chuyên án đấu tranh các đường dây buôn lậu vàng, chuyển tiền bất hợp pháp xuyên quốc gia.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.