Giảm gánh nặng cho học sinh: Cắt 1/3 chương trình giáo khoa?

Bộ Giáo dục vừa có đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, ông suy nghĩ thế nào về nội dung đề án này?

Sau khi Bộ Giáodục xây dựng đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm2015", Giáo sư Văn Như Cương cho rằng đề án ra đờichưa đúng thời điểm, hơn nữa với chương trình hiện hành, chỉ cần cắt 1/3 nộidung là giảm gánh nặng nhồi nhét cho học sinh.

- Bộ Giáodục vừa có đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, ông suynghĩ thế nào về nội dung đề án này?

Đề án có mụctiêu rõ ràng, cụ thể và cả lộ trình thực hiện. Tuy nhiên, đổi mới chươngtrình sách giáo khoa là công đoạn cuối cùng việc đổi mới toàn diện và mạnhmẽ của cả hệ thống giáo dục theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XI.

Muốn làm một việc gì đó chúng tacần xây dựng đường lối, chiến lược phát triển chung. Đề án này nói thay đổichương trình sách giáo khoa nhưng hoàn toàn không theo một định hướng cụ thểnào, ngoài những định hướng chung chung.

- Ông nghĩsao khi có nhiều người cho rằng chương trình giáo khoa hiện nay quá nặng,việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là phù hợp với yêu cầu thực tiễn?

Đúng là chươngtrình hiện hành quá nặng, quá sức học sinh. Nặng là ở chỗ kiến thức thìnhiều mà thời lượng thì ít. Chẳng hạn với chương trình Toán hiện nay mà học3 tiết một tuần thì học sinh khó có thể thu nhận kiến thức, nếu học 5 hay 6tiết mỗi tuần thì không có vấn đề gì. Tôi thấy không có nước nào trên tếgiới chỉ học 3 tiết Toán một tuần cả. Vậy nên trong lúc chờ đợi viết lạichương trình và sách giáo khoa chúng ta cần điều chỉnh cho phù hợp.

Giảm gánh nặng cho học sinh: Cắt 1/3 chương trình giáo khoa?
"Tôi đã từng góp ý với Bộ là cắt giảm 1/3 chương trình hiện hành để giảm tải sức ép lên học sinh". Ảnh: Hoàng Thùy.

Theo tôinên mạnh dạn cắt đi khoảng một phần ba chương trình hiện có, bỏ bớt cácbài, thậm chí các chương không cần thiết. Việc cắtgiảm này hợp với lòng dân, lại tốn rất ít tiền. Chỉ cần giao cho mộtnhóm nhỏ các nhà chuyên môn làm việc điều chỉnh cho mỗi bộ môn.

Sách giáo khoa chưa cần viết lại,chỉ cần có hướng dẫn cho giáo viên biết phải cắt bỏ như thế nào. Như vậyngay trong năm học tới, chúng ta đã có thể thực hiện chương trình và sáchgiáo khoa điều chỉnh cho học sinh đỡ khổ và tốn rất ít tiền… Điều đó cónghĩa là chúng ta sử dụng sách cũ trên tinh thần mới.

- Hàng năm,nhà nước vẫn mất một khoản tiền để in mới sách giáo khoa hiện hành cho họcsinh. Như vậy, việc bỏ thêm một khoản tiền nữa để đổi mới chương trình thìliệu có gì lãng phí, thưa ông?

Việc in lạisách cũ và làm sách mới hoàn toàn khác nhau, đương nhiên số tiền bỏ ra cũngkhác nhau. Khi in sách tái bản thì chúng ta chỉ mất tiền in, tiền bản quyền,tiền tác giả tốn không đáng kể. Như vậy in lại không tốn bao nhiêu trong khilàm sách mới rất tốn kém, ngoài xây dựng và biên soạn còn hàng trăm thứ phảichi như nghiên cứu các cơ sở khoa học để xây dựng sách, đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa, cán bộ thẩm định chươngtrình, cán bộ quản lý, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị,đồ dùng dạy học...

- Ông nhận xét thế nào vềcon số 70 nghìn tỷ đồng cho một đề án giáo dục?

Theo Bộ GD&ĐT,đề án là bộ phận quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, đàotạo. Kinh phí triển khai hằng năm được nhà nước phân bổ trong tổng kinh phíđầu tư cho ngành giáo dục. Kinh phí chỉ đạo được trích từ kinh phí sự nghiệphằng năm của ngành GD&ĐT. Ngoài ra, nguồn ngân sách địa phương, dự án vốnvay, viện trợ không hoàn lại... cũng là nguồn để thực hiện đề án.

Theo dự toán,số tiền xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa chỉ mất 962 tỷđồng nhưng tất cả khoản chi khác cuối cùng cũng là làm lại sách giáo khoa,có sách giáo khoa mới. Con số 70 nghìn tỷ đồng là quá lớn.

Giảm gánh nặng cho học sinh: Cắt 1/3 chương trình giáo khoa?
"Đổi mới chương trình, sách giáo khoa trước năm 2015 là đi ngược quy trình vì sách giáo khoa là khâu cuối trong đổi mới toàn diện nền giáo dục". Ảnh: Hoàng Thùy.

- Có ý kiến cho rằngBộ hăng hái làm sách, đổi mới chương trình vì nó mang lại lợi ích chomột số nhà xuất bản thuộc Bộ. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Nhà xuất bảncó lợi nhưng lợi cũng chẳng được bao nhiêu. Tôi được biết năm nayNhà xuất bản Giáo dục phải tăng giá sách giáo khoa lên16%. Như thế là đúng vì giá giấy, giá mực in, giá điện, lương… đều tăng cả.Nếu nhà nước không hỗ trợ thì Nhà xuất bản Giáo dục có thể lỗ.

Các dự án làmsách đều có lợi nhưng lợi chỗ khác, không phải khâu xuất bản. Nếu không cólợi thì tại sao có chuyện chạy dự án? Nhưng đó là tôi nói chung các dự án,không ám chỉ vào dự án này.

- Vậy ôngcó kiến nghị gì với Bộ Giáo dục trong thời điểm hiện nay?

Tôi chỉ thấyrằng việc thay sách giáo khoa cũng có thể thực hiện, nhưng chưa thích hợpvào lúc này. Khi xây dựng dự án chúng ta phải có lộ trình, hệ thống thựchiện. Giống như việc thợ chở nguyên vật liệu đến nhưng phải đợi thiết kế mớilàm được. Đổi mới phải căn bản và toàn diện chứ không thể bỏ qua những khâuđầu mà thực hiện ngay khâu cuối.

* Lộ trình thực hiện đề án dự kiến trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (2011-2013): Thành lập ban chỉ đạo đề án, xây dựng các văn bản pháp quy, tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình để thử nghiệm...

Giai đoạn thứ hai (2013-2015): Tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành sách giáo khoa, sách giáo viên để thử nghiệm, khảo sát nhu cầu, hoàn thiện, thẩm định và ban hành danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu về thiết bị dạy học.

Giai đoạn thứ ba (2015-2019): Thử nghiệm và đánh giá chương trình thử nghiệm, trưng cầu ý kiến về chương trình, sách giáo khoa và đánh giá quá trình xây dựng để hoàn thiện, thẩm định và ban hành chính thức chương trình, triển khai tài liệu hướng dẫn dạy học kèm theo.

Giai đoạn thứ tư (2019-2022): Tổ chức hoàn thiện, thẩm định và ban hành chính thức sách giáo khoa, tổ chức hướng dẫn thực hiện chương trình, đánh giá kết quả thực hiện đề án và tổng kết đề án.

* Dự án được triển khai chính thức bắt đầu từ năm học 2017 - 2018 và theo phương thức tiến hành đồng thời cả ba cấp học, mỗi năm một lớp trong từng cấp. Những địa phương và cơ sở giáo dục có đủ điều kiện tối thiểu thực hiện trước, những nơi khác lập kế hoạch và có lộ trình phấn đấu đủ mới thực hiện.

Theo Hoàng Thùy

Vnexpress



Trêu đùa để lại dép và giấy xin lỗi bố mẹ bên bờ kênh, 3 học sinh làm cả xã tá hỏa đi tìm
Phát hiện đôi dép cùng một mảnh giấy “con xin lỗi bố mẹ” để lại bên bờ kênh, hàng trăm người ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tá hỏa xuống kênh nước tìm kiếm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đó chỉ là một trò đùa.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.