Hà Nội xây đường trên cao: Quá tốn kém?

>>

Quyết định chấp thuận chủtrương xây dựng đường trên cao tại nội đô Hà Nội của UBND TP Hà Nội đã khiến dưluận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là giải pháp tối ưu cho giao thông Hà Nội?Theo các chuyên gia, ngoài việc phải cân nhắc về tài chính, phải cân nhắc đếncác yếu tố như mỹ quan thành phố, công nghệ và các giải pháp khác thay thế.

>>

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làđơn vị xây dựng đề án Xây dựng đường trên cao trong nội đô Hà Nội.

Theo đó, Sở này đề xuất xây dựngcầu cạn, đường trên cao tại những đoạn như Ô Chợ Dừa - Voi Phục thuộc vành đai1, cầu Vĩnh Tuy - Bưởi thuộc vành đai 2, Mai Dịch - cầu Thăng Long và các tuyếnhướng tâm như Láng Hạ, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh...

Hà Nội xây đường trên cao: Quá tốn kém?
Cầu vượt dành cho người đi bộ cũng là dự án giúp tránh ùn tắc giao thông tại Hà Nội.

Hàng loạt các tuyến đường cóthể xây dựng đường trên cao với định hướng thiết lập từ vành đai 2 trở ra,như từ cầu Vĩnh Tuy đến Bưởi, Mai Dịch - cầu Thăng Long. Ngoài ra, còn cócác trục hướng tâm phía hữu ngạn sông Hồng như tuyến Âu Cơ - Trần QuangKhải, Trần Duy Hưng - Liễu Giai - Hồ Tây,Hà Đông - Thanh Xuân - Láng Hạ -Giảng Võ, Kim Giang - đường 70.

Nhiều nhà khoa học băn khoăn vềsự kết nối giữa dự án này với Dự án đường sắt trên cao. Hiện Hà Nội có 5 dự ánđường sắt đô thị sắp được triển khai, nên việc kết nối đường trên cao cần phảiđặt ra cho phù hợp với các dự án này.

TS.KTS Ngô Doãn Đức (Việntrưởng Viện Kiến trúc Việt Nam): Cần nhưng phải bàn luận kỹ

Hà Nội xây đường trên cao: Quá tốn kém?
TS.KTS Ngô Doãn Đức

Đường trên cao là một sự cầnthiết phải phát triển trong tương lai. Hà Nội đang phát triển mạnh, bức xúcvề giao thông nhưng không vì thế mà làm liều. Cơ quan chức năng cần phải đưara để các nhà khoa học phản biện, nghiên cứu thấu đáo.

Bởi đường trên cao ở Hà Nội sẽkhác với các thành phố khác của nước ngoài, liên quan đến nhiều giá trị, nhất làtác động của con đường với cảnh quan.

Hà Nội xây đường trên cao: Quá tốn kém?
Ông Phạm Tuân

Ngoài ra, đường trên caokhông những đòi hỏi giải quyết động mạch giao thông mà cần phải suôn sẻ từcác hướng.

Theo các chuyên gia, KTS nướcngoài khuyên, Hà Nội nên tiếp thu cách làm đường trên cao ở các nước nhưng khônglàm giống để không đánh mất không gian, giá trị văn hóa, sự quen thuộc nhưng vẫncó nét mới.

Chúng ta cũng phải xác định rằngđã làm đường trên cao là phải chấp nhận sự tác động. Tuy nhiên, sau một thờigian sẽ có sự quen thuộc và thừa nhận. Nhìn chung, không nên ngại làm đường trêncao nhưng cần thận trọng vì tác động là rõ rệt và có nhiều bài học giao thôngtrước đó.   

Ông Phạm Tuân (tác giả đề án về nâng cao năng lực thoát xe, chống ùn tắc vàtai nạn giao thông cho cả Hà Nội và TP.HCM): Phương án đắt tiền

Đường trên cao là giải pháp rấttốt để giảm ùn tắc cho Hà Nội hiện nay. Điều cần phải cân nhắc là phương phápnày quá tốn kém.

Cầu cạn lại ảnh hưởng nhiều đếnmỹ quan thành phố. Nó sẽ gây ra những tiếng ồn rất lớn cho người dân phía dưới.Tốc độ xe lưu lượng sẽ rất nhanh nên không thể tránh khỏi tiếng ồn và bụi. Vìthế mà có một số nước phải xây tường rất cao, giống như những đường ống trênkhông để giảm thiểu tình trạng này.

Nếu chọn giải pháp đường trên caothì phải tính đến tác hại  này.

Theo Tô Hội - Thu Hiền
 
Hà Nội xây đường trên cao: Quá tốn kém?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.