Hãi hùng căn bệnh lạ: Ốm vật vã, lưỡi thâm đen

Từ mấy đời nay, người dân bản Gà (xã Vân Sơn, Sơn Động, Bắc Giang) vẫn ám ảnh bởi nỗi lo sợ về một căn bệnh lạ. Điều đáng nói, bệnh chỉ xuất hiện rải rác, nạn nhân có cùng triệu chứng. Đã có người phải bỏ mạng vì căn bệnh này. Còn những người may mắn sống sót thì khẳng định, họ đã uống thuốc của thầy lang trong bản…

Từmấy đời nay, người dân bản Gà (xã Vân Sơn, Sơn Động, Bắc Giang) vẫn ám ảnh bởinỗi lo sợ về một căn bệnh lạ. Điều đáng nói, bệnh chỉ xuất hiện rải rác, nạnnhân có cùng triệu chứng. Đã có người phải bỏ mạng vì căn bệnh này. Còn nhữngngười may mắn sống sót thì khẳng định, họ đã uống thuốc của thầy lang trongbản… 

Nhân chứng sống

Nằm cáchtrung tâm xã ngót chục cây số, con đường dẫn vào bản Gà quanh co theo vách núi,lởm chởm những ổ voi, ổ gà. Phải mất hơn 30 phút đi từ đường cái, chúng tôi mớitìm vào đến bản. Nhà trưởng bản Nguyễn Văn Thuận nằm ngay đầu con dốc dẫn vàobản. Bên chén nước chè nghi ngút khói, anh Thuận mở đầu câu chuyện về căn bệnhlạ từ những con số.

Bấm đốt ngón tay, anhnhẩm tính: "Từ năm 1996 đến nay, cả bản đã có hơn chục trường hợp mắc bệnh,như  gia đình chị Hoàng Thị Tằng có ba người mắc bệnh, rồi trường hợpcủa anh Nguyễn Văn Cường, anh Nguyễn Văn Chung...". Ngay chính anh Thuậncũng từng là nạn nhân của căn bệnh lạ này.
Hãi hùng căn bệnh lạ: Ốm vật vã, lưỡi thâm đen
Chị Hoàng Thị Tằng vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại câu chuyện bị nhiễm độc.

Anh Thuận nhớ lại, ấy là hồi năm 2002. Ban đầu, anh có cảm giác chân tay rãrời, ăn không thấy mùi vị. Tưởng chỉ bị mệt thông thường, anh vẫn cố gắnglàm việc nhà. Nhưng càng ngày, bệnh càng rõ. Anh thấy khó thở, ho khan,quanh diềm lưỡi xuất hiện quầng thâm đen, cổ họng đau rát, nổi hạt khiếnsuốt một tháng trời anh phải húp cháo trừ bữa. Sau, nhờ uống thuốc từ lá vàrễ cây của người cậu họ, anh mới khỏi và sau đó không tái bệnh nữa.
 
Như để chứng thực cho câuchuyện của mình, anh Thuận dẫn chúng tôi đến nhà  vợ chồng anh Mà Văn Côngvà chị Hoàng Thị Tằng - gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh nhất bản, tínhđến thời điểm này.

Cho đến bây giờ, đã mười lăm năm trôi qua nhưng khi nhắc lại câu chuyện,chị  Tằng vẫn không khỏi rùng mình. "Sợ lắm. Ngày  ấy vợ chồng tôi tưởngchết rồi ấy chứ!". Đó là thời điểm năm 1996, khi chị vừa sinh cậu con traiđầu lòng tên Mà Minh Đức được sáu tháng thì bị nhiễm bệnh. Ban đầu chỉ mìnhanh Công bị ốm, nằm li bì ở nhà. Sau đó vài ngày, đến lượt chị bị hoa mắt,chóng mặt, chân tay bủn rủn, khó thở, ăn uống mất cảm giác. Cậu con traicũng có những triệu chứng như sốt, quấy khóc suốt đêm và bỏ bú sữa mẹ.

Người dân tin là bị trúng độc

Chị Tằngkể: "Hồi đó, bị bệnh nhưng chẳng có thói quen đi khám ở bệnh viện, vì đường sáxa xôi, lại không có tiền. Vậy nên, cứ nghe ai bày có thuốc từ lá cây rừng vợchồng tôi đều uống thử. Thế nhưng, uống mãi vẫn không khỏi. Sau có người bảo lấyhạt đỗ xanh sống nhai, nếu thấy thơm thì có nghĩa hai vợ chồng bị trúng độc. Quảnhiên, khi cho hạt đỗ xanh vào miệng, cả hai vợ chồng đều thấy ngon chứ khôngcòn mùi tanh, có cảm giác mình có thể ăn đỗ xanh thay cơm cũng được".

Biết nhàchị Tằng bị  bệnh, một người trong bản đã cho rễ cây rừng, bảo vợ chồng chị nhaisống sẽ "tẩy" hết độc đi. "Nhai khoảng một tiếng sau thì chồng tôi bắt đầu"miệng nôn, trôn tháo", đến nỗi không đứng vững, phải bò lê lết trên nền nhà.Thấy anh ấy rũ như tàu lá chuối, tôi tưởng anh chết rồi. May mà có ông cụ chouống một thứ thuốc sền sệt, nghe nói là mật kỳ đà với lá cây rừng thì chồng tôimới cầm được. Nguyên nhân là do anh ấy nhai rễ cây quá liều. Còn tôi được cụ chỉcho nhai đủ liều lượng nên chỉ sau hai ngày đã mất hết các triệu chứng, có thểđi lại được", chị kể.

Nhưngtrúng độc gì, chị Tằng không biết. Những người già trong bản cũng chẳng thể lýgiải. Chỉ biết rằng: "Từ ngày tôi còn nhỏ tới giờ, trong bản cũng có nhiều ngườibị lắm, không nhớ hết đâu. Tất cả đều có cùng triệu chứng như thế. Cũng đã cóngười qua đời vì bệnh này rồi đấy", ông Nguyễn Văn Nhâm (80 tuổi) cho hay.

Khi tôi tỏý băn khoăn liệu đó có phải do nguồn nước bị ô nhiễm, ông Nhâm xua tay: "Thuởtrước, dân bản chỉ quen dùng nước suối chứ đâu có nước bể, nước giếng như bâygiờ. Nếu do nguồn nước thì cả bản phải bị nhiễm bệnh chứ, đằng này người ta bịbệnh rải rác mà". Anh Thuận cũng tiếp lời, khẳng định: "Nếu nói cách đây chụcnăm đổ về trước, do không có điều kiện đi khám chữa bệnh nên mọi người có thểlầm tưởng chuyện bị ốm, sốt là do nhiễm độc. Nhưng cách đây chừng 5 năm, anhCường ở trong bản cũng bị như thế, xuống bệnh viện khám mà chẳng ra bệnh, về nhàuống thuốc của thầy lang là khỏi liền. Điều đó khiến dân bản hoang mang lắm.Cũng may, gần đây chưa xuất hiện thêm ca bệnh nào mới".

Hãi hùng căn bệnh lạ: Ốm vật vã, lưỡi thâm đen
Anh Hưng bên bài thuốc hóa giải "chất độc". 

Trị độc

Người cócông hóa giải căn bệnh lạ truyền từ đời này sang đời khác là  cha con anh NguyễnVăn Hưng (SN 1967). Anh Hưng kể, gia đình anh có truyền thống làm thuốc từ nhiềuđời nay. Cha anh là ông Nguyễn Văn Nhiễu, từng là bí thư Đảng ủy xã Vân Sơn nứctiếng khắp vùng với tài bốc thuốc của mình. Trong đó, "nổi danh" nhất vẫn là bàithuốc giải độc. Trước khi mất, ông đã kịp truyền lại nghề cho con trai.

Theo anhHưng, "chất độc" mà người dân bản Gà mắc phải được truyền theo nguồn nước vànguồn thức ăn. Nhưng cụ thể chất độc ấy là gì thì chính anh cũng không xác địnhđược, cũng chưa có ai về kiểm tra. "Hầu hết những bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trịđều có những biểu hiện giống nhau: người mệt mỏi, cứng họng, họng đau rát, lưỡithâm đen, kèm theo sốt và ho khan. Để biết người bệnh nhiễm độc lâu chưa, chỉcần bắt mạch. Mạch chạy nhanh là mới bị và ngược lại. Nếu không chữa trị kịpthời, người bệnh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng", anh Hưng cho hay.

Bài thuốcchữa độc bí  truyền của gia đình anh Hưng là lá và rễ cây rừng. Để hái đượcnhững cây thuốc quý, anh phải lặn lội lên tận những khu rừng mạn Lạng Sơn, cáchnhà hơn hai chục cây số đường rừng. Thuốc mang về nhà, phơi nắng rồi tán nhỏ.Người bị nhiễm độc sẽ sắc để nấu nước uống hoặc trộn vào ăn cùng với cháo. Thuốcsẽ có tác dụng chỉ trong vài giờ, chất độc sẽ được "tẩy" bằng hai con đường nônvà qua đường tiêu hóa. "Chẳng riêng gì người bản Gà đâu, ngay cả những ca trúngđộc ở bản khác trong xã, ở xã ngoài cũng tìm đến nhờ chữa trị", anh Hưng chohay.

Đến nay,anh Hưng không thể nhớ chính xác đã "tẩy độc" cho bao nhiêu người. Chỉ biếtrằng, mỗi dịp Tết đến, nhà anh lúc nào cũng đông khách. Họ là những bệnh nhân đãtừng đến nhờ cha con anh chữa trị. "Có người bên Lạng Sơn, rồi Lục Ngạn cũngchẳng quản đường sá xa xôi, năm nào cũng sang chúc Tết gia đình", anh nói thêm.

"Chúng tôi vẫn mong cánbộ  y tế về kiểm tra, xác minh cụ thể nguyên nhân của căn bệnh lạ này, đểdân bản được yên tâm hơn", anh Nguyễn Văn Thuận, trưởng bản Gà mong muốn.

 
Có thể, những ca bệnh với triệu chứng như thế là thật, nhưng nói rằng bị trúng độc thì không phải đâu. Việc lưỡi họ bị thâm đen có thể là do họ ăn uống thứ rau, quả gì đó nên mới như vậy. Chúng tôi cũng chưa thấy ai báo cáo lên trường hợp nào bị trúng độc cả. Nhưng nếu chúng tôi biết đích xác trường hợp nào nghi bị nhiễm độc thì sẽ phải vận động bà con đi khám sức khoẻ chứ không thể chủ quan mà chữa bệnh bằng lá cây rừng, rất có thể sẽ nguy hại tới sức khoẻ.
 
Ông Nguyễn Trường Sinh (Chủ tịch UBND xã Vân Sơn)
 
Theo Bee.net.vn


Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.