Học phí đào tạo, sát hạch lái xe cao gấp ba lần quy định

Các trung tâm đào tạo lái xe thường thu học phí cao gấp nhiều lần so với quy định của Bộ Tài chính. Đơn cử, theo Thông tư 26TTBTC thì mức học phí của hạng B2 (ô tô khách đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, đầu kéo rơ mooc có tải trọng dưới 3,5 tấn không kinh doanh vận tải) là 2.710.000 đồng, trong đó học phí để học Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) là 130.000 đồng, học các môn cơ sở là 160

Thời gian qua,các trung tâm đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) liên tục “kêu cứu” vềmức học phí đào tạo, sát hạch lái xe quá thấp. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, đâylà nguyên nhân khiến mức thu học phí đào tạo lái xe trở lên hỗn loạn.Học phí thấp, trung tâm làm bừa.

Các trung tâm đàotạo lái xe thường thu học phí cao gấp nhiều lần so với quy định của Bộ Tàichính. Đơn cử, theo Thông tư 26/TT-BTC thì mức học phí của hạng B2 (ô tô kháchđến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, đầu kéo rơ mooc có tải trọng dưới 3,5 tấn không kinhdoanh vận tải) là 2.710.000 đồng, trong đó học phí để học Luật Giao thông đườngbộ (GTĐB) là 130.000 đồng, học các môn cơ sở là 160.000 đồng, còn lại 2.420.000đồng phục vụ cho việc học kỹ thuật và thực hành lái xe. Bên cạnh khoản học phícứng trên, các trung tâm được phép thu 480.000 đồng để tổ chức cho học viên ônluyện, còn lại các trung tâm không được thu thêm bất cứ khoản nào khác.

Trong thực tế, mứcthu tại các trung tâm cao gấp 3 - 4 lần so với quy định. Mức học phí của hạngB2, tại Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo lái xe (Học viện Cảnh sát Nhân dân) tại CổNhuế, Từ Liêm (Hà Nội) và Trung tâm Đào tạo Lái xe Công binh trên đường GiảiPhóng (Hà Nội) mức học phí cho cả học lý thuyết và thực hành là 10 triệuđồng/học viên, chưa kể học viên còn phải tự túc việc bồi dưỡng thù lao cho thầydạy thêm và tiền thuê thêm xe để thực hành.

Ông Nguyễn XuânTân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhìn nhận: Theo các quy định về quản lý nhànước, hầu hết các trung tâm đều chấp hành việc công khai học phí nhưng trongthực tế thì lại không thể thực hiện theo mức học phí này. Lý do là Thông tư 26ban hành vào tháng 4-2007 quy định mức học phí đào tạo căn cứ vào giá xăng, dầutại thời điểm đó. Trong khi đến nay mức giá xăng dầu đã tăng gấp nhiều lần.

Học phí đào tạo, sát hạch lái xe cao gấp ba lần quy định
Tập lái trong bãi tại một trung tâm đào tạo lái xe ở Hà Nội.
(Ảnh: Phạm Yên)

Điều này bắtbuộc các trung tâm đào tạo bằng mọi lý do thu thêm tiền của học viên để “lấythu bù chi”. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít trung tâm cắt xénchương trình đào tạo hoặc đặt ra những khoản thu vô lý khiến cho uy tín vàchất lượng đào tạo giảm sút.

Ông Phạm LươngBằng, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề (Học viện An ninh Nhân dân) cũng cho rằng, vớimức học phí như hiện nay thì các trung tâm bắt buộc phải yêu cầu học sinh nộpthêm học phí mới có thể đào tạo đầy đủ các nội dung. Theo tính toán, nếu tínhtheo “khung” giờ học của Luật hiện hành, mỗi thí sinh phải thực hành từ 80 - 100giờ. Trong khi đó, tiền thuê xe và thầy là 150.000 đồng/giờ. Như vậy, tính riêngtiền thực hành một khóa học, học sinh sẽ phải mất từ 12 -15 triệu đồng và có thểcoi đây là “chi phí phụ” nảy sinh.

Tăng họcphí để dẹp nhốn nháo(?)

Theo ông Nguyễn VănQuyền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Tại thời điểm ban hànhThông tư 26, giá xăng chỉ có 11 nghìn đồng/lít. Ngay cả khi đó, mức thu theo quyđịnh cũng chỉ đáp ứng được 50% chi phí thực tế. Đến nay, giá xăng đã tăng lêngần 17.000 đồng/lít. Việc quy định mức học phí như vậy khiến công tác quản lý,xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước gặp khó khăn.

Tổng cục Đường bộViệt Nam đã rất nhiều lần đề xuất Bộ GTVT có kiến nghị với Bộ Tài chính thay đổiquy định mức học phí theo hướng tách phí xăng dầu để doanh nghiệp tự cân đối vàđưa ra mức học phí cụ thể còn Nhà nước sẽ chỉ quy định phần cứng chi phí choquản lý, điều hành. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc điều chỉnh quy định nàyvẫn không được thực hiện.

Có ý kiến cho rằng,cần thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ về học phí cho các trung tâm. Các trungtâm sẽ tự đưa ra mức học phí phù hợp, cạnh tranh để thu hút học viên. Ông PhạmLương Bằng đề xuất: Nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo lái xethì nên để các trung tâm đào tạo tự quyết định vấn đề học phí. Vấn đề là làm saođể người dân được cung cấp dịch vụ tốt nhất và được lựa chọn.

Vấn đề mà dư luậnđang quan tâm là việc tăng học phí có ngăn chặn được sự bát nháo trong công tácđào tạo, sát hạch GPLX hiện nay và liệu các trung tâm đào tạo có thực hiện theođúng mức học phí do Nhà nước quy định hay sẽ chỉ là nguyên cớ để các trung tâmđào tạo tiếp tục tăng thêm học phí.

Theo TrầnVõ
Tiền Phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.