Khốn khổ vì BHYT

Cũng theo bác sĩ Báu, tiền thuốc chiếm 50%60% chi phí y tế của người bệnh. Muốn quản được giá thuốc phải quản lý ngay đầu vào từ Bộ Y tế.  Ngoài ra, phải nhanh chóng thành lập một trung tâm đầu mối chuyên phân phối thuốc cho các bệnh viện.

Ngày 14-7, tại buổi làmviệc với lãnh đạo UBND TPHCM, các sở, ngành liên quan về việc giải quyếtkiến nghị của cử tri về những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Bảo hiểm ytế (BHYT), nhiều thành viên trong đoàn công tác của Ban Dân nguyện-Ủy banThường vụ Quốc hội cho rằng người bệnh còn quá khốn khổ vì BHYT.

“Râu” y tế, “cằm” xâydựng!

Theo nhiều đại biểu, LuậtBHYT hiện nay còn một số điểm, điều khoản chưa rõ ràng, các thông tư hướngdẫn sửa đổi chưa bổ sung kịp thời nên người bệnh chưa được chăm sóc đúngmức. Theo ông Trần Thế Vượng, Trưởng Đoàn công tác Ban Dân nguyện, sau hơnmột năm triển khai thực hiện nhưng mỗi nơi thực hiện BHYT mỗi kiểu. Ông chobiết hàng loạt bức xúc, kiến nghị của cử tri mà Ban Dân nguyện ghi nhận tậptrung nhiều nhất, gồm: Giải quyết quyền lợi BHYT cho người bị tai nạn giaothông; việc cấp đổi thẻ BHYT cho trẻ em, học sinh, sinh viên; vấn đề BHYTchi trả khấu hao trang thiết bị giữa bệnh viện công và bệnh viện tư... “Rayrứt nhất vẫn là bất lực quản lý về giá thuốc của ngành y tế” - ông Vượngnói.

Khốn khổ vì BHYT

Đăng ký khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM

Về vấn đề này, bác sĩ PhanVăn Báu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nêu ra một thực tế tréo ngoe: Quy địnhbắt buộc đấu thầu thuốc vào các bệnh viện được Bộ Y tế triển khai từ năm2005. Tuy nhiên, do chưa có quy định đấu thầu nào đặc trưng cho ngành y tếnên phải áp dụng cách đấu thầu của ngành xây dựng.

Cũng theo bác sĩ Báu, tiềnthuốc chiếm 50%-60% chi phí y tế của người bệnh. Muốn quản được giá thuốcphải quản lý ngay đầu vào từ Bộ Y tế.  Ngoài ra, phải nhanh chóng thành lậpmột trung tâm đầu mối chuyên phân phối thuốc cho các bệnh viện.

Vẫn còn chậm

Theo ông Cao Văn Sang, Giámđốc BHXH TPHCM, đến cuối tháng 6-2010, TPHCM có hơn 4,3 triệu người tham giaBHYT (tăng hơn 45% so với trước khi có luật); tổng số tiền tham gia BHYT là1.146 tỉ đồng. TPHCM cũng là một trong những địa phương tiên phong trongviệc hỗ trợ kinh phí BHYT cho người nghèo, cấp thẻ BHYT cho trẻ em, họcsinh, sinh viên... Tuy nhiên, ông Sang cũng nhìn nhận tiến độ triển khaithực hiện Luật BHYT tại TP dù không “ám ảnh” như các địa phương khác nhưngvẫn còn chậm so với tình hình chung. Nguyên nhân khách quan là do cơ chế,quy định từ các cơ quan cấp Trung ương.

 Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủtịch UBND TPHCM, cho biết nhờ sự đốc thúc, phối hợp thực hiện chặt chẽ giữacác sở, ngành, địa phương nên việc triển khai Luật BHYT cơ bản tạo thuận lợicho người dân. Tuy nhiên, theo Sở Y tế TPHCM, vẫn còn quá nhiều vướng mắc:Bệnh viện gây khó cho người tham gia BHYT, việc đồng chi trả từ 5%-20% vượtquá khả năng đối với người bị bệnh nặng, mãn tính, chưa có biện pháp chế tàiđối với đối tượng bắt buộc tham gia BHYT là học sinh, sinh viên...

Một vấn đề bức xúc khác đượcbác sĩ Nguyễn Tài Dũng, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, nêu: Khi triển khai LuậtBHYT, các ngành đã cắt phần hỗ trợ của Nhà nước 20.000 đồng/học sinh vốn đãtồn tại lâu nay. Đây là khoản chi phí rất quan trọng trong việc chăm sóc sứckhỏe ban đầu cho học sinh. Chúng tôi đã kiến nghị trả lại khoản này cho họcsinh nhưng không thấy cơ quan nào hồi âm.

7 vấn đề của BHYT

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, đưa ra 7 kiến nghị nhằm phát triển BHYT: Lập danh sách cấp thẻ BHYT khi trẻ làm giấy khai sinh; nâng cấp mở rộng cơ sở y tế; vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT; định giá một số kỹ thuật y tế dành cho trẻ em; hướng dẫn thanh toán BHYT cho người bị tai nạn giao thông; quản lý giá thuốc; hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên tham gia BHYT.

Theo Nguyễn Thạnh
 NLĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.