Kinh hoàng rau xanh: Thả nổi quản lý

“Có người đến mời tham gia lớp tập huấn nhưng do bận cắt rau hoặc có khi mệt mỏi nên tôi không tham gia. Từ trước đến giờ, tôi vẫn trồng rau theo kinh nghiệm nên thấy không cần thiết lắm” anh T., chủ một vườn rau tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, thừa nhận

Người trồng rau vô tư sử dụngcác loại thuốc không rõ nguồn gốc trên rau, việc quản lý thì đang bị thả nổi,hậu quả là người tiêu dùng phải gánh chịu.

“Việc người dân sử dụng thuốcbảo vệ thực vật (BVTV), thuốc kích thích tăng trưởng ngoài danh mục hay trongdanh mục một cách vô tội vạ cần sớm được ngăn chặn. Bản thân người trồng rau ýthức được mức độ độc hại nên không bao giờ ăn rau mình trồng là một minh chứng”.Ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó chánh Thanh tra Cục BVTV-Bộ NN-PTNT, nói.

Tự sản - tự tiêu

 Đây là thực tế đang diễn ratại các vườn rau ở ngoại thành TPHCM, người trồng rau đến thuê đất, tự sảnxuất và tự tiêu thụ theo ý của mình, còn vấn đề chất lượng, sự an toàn chongười sử dụng chỉ được quản lý... cho có. Trong quá trình trồng, một số hộđược Hội Khuyến nông, Hội Nông dân hay Trạm BVTV... tại địa phương kêu gọitham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt cũng như kỹ thuật an toàn khisử dụng thuốc BVTV... Tuy nhiên, các lớp này mang hình thức vận động tựnguyện và còn quá ít, ai thích thì tham gia, không thì thôi.

Kinh hoàng rau xanh: Thả nổi quản lý
Ngoài việc dùng các loại thuốc kích thích giúp rau bóng mượt, người trồng rau còn dùng nhớt pha với các loại thuốc diệt bọ, rầy để xịt vào gốc rau muống

 “Có người đến mời thamgia lớp tập huấn nhưng do bận cắt rau hoặc có khi mệt mỏi nên tôi không thamgia. Từ trước đến giờ, tôi vẫn trồng rau theo kinh nghiệm nên thấy không cầnthiết lắm”- anh T., chủ một vườn rau tại xã Thới Tam Thôn, huyện HócMôn, thừa nhận. Chỉ riêng huyện Hóc Môn có khoảng 400 ha đất trồng rau,trong đó chỉ có hơn 1 ha rau đăng ký áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap, hơn 30ha là rau sạch (tiêu chuẩn thấp hơn VietGap). Con số quá khiêm tốn so với400 ha rau trên địa bàn huyện.

 Về vấn đề tiêu thụ, theo tìmhiểu của chúng tôi, sau khi thu hoạch, nhà vườn thường đem rau đến chợ đầumối Hóc Môn bán. Từ đây, lượng rau này được các mối lái cung cấp khắp cácchợ bán lẻ trên địa bàn TP, thậm chí các tỉnh lân cận. Còn chất lượng sảnphẩm ra sao, sự an toàn cho người sử dụng thế nào... đều ngoài tầm kiểm soátcủa cơ quan quản lý.

 Không người giám sát

 Một thực tế khác là hiện naytrong khi diện tích các vườn rau nở rộ quá nhanh ở vùng ngoại thành TPHCMthì lại thiếu cán bộ chuyên ngành giám sát việc sử dụng thuốc BVTV thuốckích thích tăng trưởng. Theo ông Thiệu, Luật Thanh tra đã “bỏ quên” thanhtra chuyên ngành, hiện nay nhiều tỉnh không có lực lượng thanh tra thuộc Chicục BVTV hoặc nhiều tỉnh có nhưng không hoạt động. Chính vì thiếu thanh trachuyên ngành nên hiện nay, tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu dỏm, giả... trànlan. Bà Lý Thị Minh Hòa, chuyên viên Phòng NN-PTNT huyện Hóc Môn, thừa nhận:Toàn huyện chỉ có 11 cộng tác viên của Trạm BVTV, 3 cộng tác viên là thanhtra của Chi cục BVTV nhưng phải phủ đều 9 xã nông nghiệp của huyện. Do lựclượng mỏng, không thể theo dõi để bắt quả tang các chủ vườn sử dụng thuốctrừ sâu, thuốc kích thích không nguồn gốc rõ ràng.

 Người trồng rau vô tư sửdụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc trên rau, việc quản lý thì đang bịthả nổi, hậu quả là người tiêu dùng phải gánh chịu.

Ông nguyễn văn đức tiến, chi cục trưởng chi cục bảo vệ thực vật TPHCM:

Tôi không biết nó có độc hay không !

- Phóng viên: Với tư cách là người đứng đầu một cơ quan quản lý chuyên ngành, ông có suy nghĩ gì về việc người trồng rau sử dụng chất kích thích tăng trưởng vô tội vạ mà không hề bị kiểm tra xử lý?

 - Ông Nguyễn Văn Đức Tiến: Nói không quản lý là không đúng. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã nỗ lực tập trung xây dựng chương trình rau an toàn trên địa bàn TP cũng như hướng dẫn bà con trồng rau sử dụng thuốc BVTV sao cho an toàn... Chất kích thích tăng trưởng là loại thuốc được cho phép sử dụng, ngành nông nghiệp xem chất này là một giải pháp giúp tăng năng suất.

 - Nghĩa là thuốc này không gây độc hại gì cho người sử dụng?

 - Tôi không biết nó có độc hay không vì cho đến thời điểm này vẫn chưa thấy có công trình nào nghiên cứu tính độc hại của nó để cảnh báo. Tuy nhiên, đã là hóa chất thì sẽ gây tác hại không tốt đến sức khỏe người sử dụng. Do đó, nếu người trồng rau sử dụng với liều lượng cho phép như ghi trên bao bì thì không có vấn đề gì.

 - Thưa ông, tình trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng đã xảy ra nhiều năm qua, sao cơ quan chức năng không lấy mẫu để phân tích tính độc hại của nó?

 - Hệ thống quy định thuốc kích thích tăng trưởng chưa có quy định về giới hạn (tức chưa có mức quy định về ngưỡng vượt) nên không có chuẩn để phân tích. Do đó, chi cục cũng không thể lấy mẫu để phân tích, kiểm tra khuyến cáo cho người tiêu dùng.

 - Còn các loại thuốc trôi nổi, không nhãn mác, nhiều nhất là thuốc nhập lậu từ Trung Quốc được người trồng rau sử dụng vô tư. Ông có biết?

 - Có! Kiểm tra trên đồng ruộng có phát hiện nhưng không nhiều. Các hộ trồng rau đều được chi cục tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV cho nên không ai dại gì để thuốc cấm trong nhà hoặc ngay trên đất của mình, do đó rất khó xử lý. Theo quy định, thuốc BVTV (kể cả chất kích thích tăng trưởng) lưu hành trên thị trường đều phải sử dụng nhãn mác bằng tiếng Việt. Thuốc có bao bì, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài đều là hàng trái phép. Người trồng rau cũng biết quy định này nên họ lột bỏ nhãn mác khi sử dụng để “né” sự kiểm soát từ cơ quan chức năng.

- Chi cục biết là có hàng trôi nổi sao không kiểm tra tình trạng mua bán trên thị trường?

 - Thuốc Trung Quốc có đường dây bán lẻ từ đội quân xe ôm, cung cấp tận ruộng nên rất khó kiểm tra, kiểm soát. Còn tại các cửa hàng, cho dù biết chắc là họ có bán nhưng khi kiểm tra đều không phát hiện được. Để quản lý tốt việc sử dụng thuốc kích thích trôi nổi trên đồng ruộng cần phải có sự tham gia của chính quyền địa phương. Hiện người nhập cư thuê đất trồng rau tập trung nhiều ở quận Gò Vấp, quận 12 và huyện Hóc Môn với diện tích từ 300 ha đến 400 ha. Những hộ này phun xịt thuốc trừ sâu ngoài danh mục hoặc chất kích thích trôi nổi thì địa phương phải quản lý, còn chi cục chỉ quản lý về chuyên môn.

Nguyễn Hải

Theo Thu Hồng
 Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.