"Lật tẩy" nguyên nhân người dân phải dùng thuốc đắt

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị “Tăng cường tiếp cận thuốc thiết yếu tại Việt Nam”, do Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hôm qua.

Chi phí tiền thuốc chữa bệnhcủa người dân đang tăng, một phần vì nhu cầu chữa bệnh thật sự, phần còn lại làdo người bệnh phải gánh “hoa hồng” cho bác sĩ.

Thông tin trên được đưa ra tạiHội nghị “Tăng cường tiếp cận thuốc thiết yếu tại Việt Nam”, do Bộ Y tế phối hợpTổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hôm qua.

Bác sĩ kê toa... biệt dược

Báo cáo tại hội nghị cho thấy,năm 2009, bình quân tiền thuốc của mỗi người dân Việt Nam tăng 3,32 USD so vớinăm 2008, tăng 13,77 USD so với năm 2001. Điều này dẫn đến tổng trị giá tiềnthuốc sử dụng năm 2009 cũng tăng lên, đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 18,97% so với năm2008. Năm 2009, Việt Nam phải chi khoảng 7.600 tỷ đồng cho việc mua thuốc và sốtiền này chủ yếu để dành cho “thuốc ngoại”, bởi thuốc sản xuất trong nước mớichỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng, trong đó, có tới 90% sử dụng nguyên liệunhập khẩu.

"Lật tẩy" nguyên nhân người dân phải dùng thuốc đắt
Người dân phải gánh chi phí thuốc cao vì nạn "hoa hồng" cho bác sĩ.
 Ảnh: K.Linh.

Theo tiến sĩ Cao Minh Quang, Thứtrưởng Bộ Y tế, chủ trương của Bộ Y tế là thực hiện chính sách nhằm giảm chi phítiền thuốc, đặc biệt là khu vực thuốc bảo hiểm y tế bằng cách tăng cường kiếnthức về sử dụng thuốc gốc (thuốc thiết yếu). Lấy dẫn chứng, với cùng một bệnhnhân, nếu được kê thuốc thiết yếu có thể giảm được 60 - 70% chi phí so với tiềnthuốc phải bỏ ra nếu bác sĩ kê thuốc biệt dược, trong khi giá trị, chất lượngđiều trị của hai loại thuốc này là như nhau. Một ví dụ khác được đưa ra là cùngđiều trị một bệnh cảm cúm, có thể bác sĩ chỉ cần kê loại thuốc thiết yếu nhưparacetamon (thuốc gốc) với giá 60 đồng một viên nhưng rất nhiều bác sĩ lại kêbiệt dược như dolodone có giá 660 đồng một viên hay paradone có giá tới 1.100đồng… Chính những “tiêu cực phí” như vậy đã và đang khiến người dân bị “bóc lột”nặng nề.

Vấn đề ở đây là do khó tiếp cậnvới thuốc thiết yếu mà người bệnh phải trả chi quá lớn cho các công ty dược phẩmnước ngoài. Còn vì sao người bệnh khó tiếp cận với thuốc thiết yếu, Thứ trưởngQuang thẳng thắn: “Vấn đề hết sức nhức nhối hiện nay là hoa hồng mà các côngty dược hứa hẹn dành cho bác sĩ. Bác sĩ muốn kê đơn biệt dược vì họ có lợi ích (tỷ lệ %) trong đó, còn nếu kê thuốc gốc thì đâu có.”

"Lật tẩy" nguyên nhân người dân phải dùng thuốc đắt

Khó siết việc chi phần trămcho bác sĩ

Theo ông Quang, Luật thương mạicủa nước ta hiện nay vẫn cho phép khuyến mại bằng thuốc và bằng tiền trên 50%theo doanh thu. Quy định này có thể áp dụng với nhiều nhóm hàng hóa khác nhưngriêng mặt hàng thuốc thì cần sửa đổi. Mặt khác, chúng ta cũng đã có thông tư quyđịnh nghiêm cấm trình dược viên của các hãng dược có hành vi sử dụng quyền lợivật chất để thay đổi ý định sử dụng, kê đơn thuốc của y bác sĩ đối với ngườibệnh. Nhưng kiểm tra thế nào, ai tố cáo, ai xử phạt… rõ ràng là bài toán khônghề dễ giải.

Hơn nữa, công nghiệp dược ViệtNam hiện nay chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản với hàm lượng kỹ thuậtthấp. Một số nhóm thuốc trong nước chưa sản xuất được là: Nhóm thuốc gây mê;Nhóm thuốc giải độc đặc hiệu; Nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thốngmiễn dịch; Thuốc chống Parkinson; Nhóm thuốc tác động lên quá trình đông máu;chế phẩm máu; thuốc dùng chẩn đoán… nên đương nhiên “cửa dưới” vẫn phải chịu“sức ép” và sự lệ thuộc về giá.

Một vấn đề không kém phần quantrọng nữa chính là thói quen sử dụng thuốc của nhiều người dân, với tâm lý chorằng thuốc ngoại, thuốc biệt dược đắt tiền tốt hơn thuốc thiết yếu. Đó cũng lànguyên nhân đang cản trở chính cơ hội tiếp cận thuốc thiết yếu của người bệnh.Để thay đổi tư duy này, sắp tới Bộ Y tế sẽ triển khai các hoạt động kêu gọi“Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt”.

Theo Phương Nguyên
 Đất Việt




Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.