Mải miết cứu người, về nhà nhà đã mất!

“Tối đó, nước trên núi đổ xuống, tôi và vợ vội gửi con cho người thân rồi chèo thuyền đi cứu những người trong xóm. 11 giờ đêm tôi quay về nhà đưa mẹ vợ và cháu gửi sang thuyền lớn rồi lại lên thuyền đi cứu người đến 10 giờ sáng hôm sau”.

“Tối đó, nước trên núi đổxuống, tôi và vợ vội gửi con cho người thân rồi chèo thuyền đi cứu nhữngngười trong xóm. 11 giờ đêm tôi quay về nhà đưa mẹ vợ và cháu gửi sangthuyền lớn rồi lại lên thuyền đi cứu người đến 10 giờ sáng hôm sau”.

Anh Nguyễn Thanh Phương (35 tuổi), anh Hoàng VănNinh (33 tuổi) và anh Lê Văn Điệp (28 tuổi)  ở xã SơnTrạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là 3 người đàn ông đã dũng cảm vượtqua lũ dữ cứu hàng trăm người thoát nạn trong đợt lũ lịch sử hồi tháng 10 ởmiền Trung. Mải miết lo cứu người, đến khi trở về nhà thì họ chỉ còn thấytrơ lại nền, cả ngôi nhà đã bị lũ cuốn trôi.

 

Mải miết cứu người, về nhà nhà đã mất!
Vợ chồng anh Phương nhặt nhạnh những gì còn lại của ngôi nhà cũ đã bị mưa lũ đánh sập và cuốn trôi


Chúng tôi gặp anh Nguyễn Thanh Phương tại thônXuân Tiến, xã Sơn Trạch. Anh Phương bảo năm nào Sơn Trạch cũng có lũ lụtnhưng không có năm nào lụt to như năm nay.

 

“Hôm đó tối 4/10, nước trên núi đổ xuống, tôibiết thể nào cũng có lũ, nhà ở vùng thấp giáp sông Son nên tôi và vợ tôi làNguyễn Thị Cúc (32 tuổi) liền gửi con cho người thân. 10 giờ tối đó nước lênngập mái nhà, tôi và Cúc chèo thuyền của nhà đi cứu những người trong xóm CổLạc 1.

 

11 giờ đêm đó tôi quay về nhà đưa mẹ vợ và cháugửi sang thuyền lớn để chuyển đến chỗ cao thì nhà đã ngập không nhìn thấynữa, chúng tôi lại lên thuyền đi cứu người tiếp đến 10 giờ sáng hôm sau” -anh Phương nhớ lại.

Câu chuyện cứu ngườitrong hiểm nguy của anh Phương giản dị như một chuyện đời thường. Anhkể: “Có trường hợp nước lên ngập nóc, nhiều gia đình toàn phụ nữ và trẻem, chân yếu tay mềm, chỉ biết kêu cứu chứ không thể phá dỡ mái nhàthoát ra. Lại có nhà đổ mái bằng, nước ngập đã cao quá cửa vào, tôi phảiđập vỡ cửa kính kéo người ra”.

Mải miết và khẩn trương như thế, suốt từ đêm4/10 cho đến ngày hôm sau, anh Phương cùng những người bạn của mình đã cứuđược hàng chục hộ gia đình đang nguy khốn vì nước lũ.

 

Khi đã tạm xong việc cứu người, anh mới trở vềnhà mình thì lúc này ngôi nhà đã không còn nữa; đồ đạc trong nhà cũng bịnước cuốn trôi; chỉ còn trơ khấc cái nền nhà.

Mải miết cứu người, về nhà nhà đã mất!

Bằng con thuyền gỗ nhỏ này, anh Phương (áo cam) đã cứu sống gần 200 con người.

 

Hỏi sao không lo cứu đồ đạc, cứu nhà mình trước?anh Phương không ngần ngại trả lời: “Khi thấy nước dâng lên gần đến mái nhàlà tôi biết nhà của nhiều người cũng sẽ bị ngập như nhà tôi. Tôi thấy cứunhà mình cũng rất quan trọng nhưng việc cứu tính mạng bà con còn quan trọnghơn nhiều; bởi mình còn có thuyền đi lại được, chứ nhiều người ko có thuyềnnên khi nước dâng lên nhanh, bà con sẽ bị cô lập, thậm chí ảnh hưởng đến cảtính  mạng”.

 

Nghĩ lại cái đêm kinh hoàng đó, khi con thuyềngỗ nhỏ của anh có lúc chở tới cả chục người, mỏng manh giữa dòng nước xiết,anh Phương vẫn cảm thấy không tin nổi sao lúc đó anh lại có thể chèo chốngvượt qua. Gần 200 người được anh cứu hôm đó cũng nhờ con thuyền gỗ nhỏ béấy.

 

Lũ qua rồi, giờ anh Phương lại có mối lo khác:nhà anh không còn, vợ con anh đang không có nơi ăn chốn ở, các con anh khôngcòn quần áo và sách vở,… Cuộc sống xưa đã khốn khó, nay càng nghèo đói hơn.

 

Hiện vợ chồng anh Nguyễn Thanh Phương và chịNguyễn Thị Cúc lại tiếp tục bươn chải mưu sinh bằng con thuyền nhỏ trên sôngSon mỗi ngày. Lặn lội với sông nước tích cóp, không biết bao giờ đôi vợchồng nghĩa hiệp ấy mới dựng lại được ngôi nhà nhỏ cho mình!


Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.