Mạnh tay với nạn quỵt tiền bảo hiểm

Nhiều vướng mắc của người lao động trong việc thực hiện bảo hiểm y tế và chi trả bảo hiểm thất nghiệp đã được các cơ quan chức năng giải đáp tại chương trình “Đối thoại cùng chính quyền TP”, do Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM tổ chức hôm qua 30.1.

Nhiều vướng mắc của người laođộng trong việc thực hiện bảo hiểm y tế và chi trả bảo hiểm thất nghiệp đã đượccác cơ quan chức năng giải đáp tại chương trình “Đối thoại cùng chính quyền TP”,do Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM tổ chức hôm qua 30.1.

Mạnh tay với nạn quỵt tiền bảo hiểm

Người lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Giải quyết việc làm Q.Bình Tân, TP.HCM (Ảnh: Minh Nam)

Hỗ trợ người nghèo khám chữabệnh

Trong suốt 1 giờ tham gia đốithoại cùng chương trình, nhiều người dân tỏ ra băn khoăn, khi cho rằng, qua gần1 tháng triển khai Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) mới đã phát sinh nhiều vướng mắc.Đáng nói nhất, là việc cùng chi trả 5% - 20% chi phí khám chữa bệnh BHYT đangkhiến cho rất nhiều người nghèo gặp khó khăn khi đi khám chữa bệnh, thậm chí cóngười không dám đi chữa bệnh. “Bởi lẽ, người nghèo mà mắc bệnh nặng, bệnh nan y,như ung thư, chạy thận nhân tạo, bệnh tim… thì việc đồng chi trả cho chi phíkhám điều trị là khoản tiền rất lớn”, một hộ nghèo ở H.Củ Chi tâm tư.

Một người dân đặt vấn đề: “Tinhthần của Luật BHYT mới nhằm mục đích tạo an sinh xã hội, trong đó yếu tố quantrọng nhất là bảo đảm người bệnh luôn được chữa trị trong điều kiện tốt nhất dùhoàn cảnh của họ như thế nào. Nhưng mục đích trên vẫn chưa thực hiện được?”.

Trả lời câu hỏi trên, ông Cao VănSang, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho rằng, Luật BHYT lần này có diện baophủ rộng hơn. Ví dụ, theo quy định mới, học sinh, sinh viên chuyển sang diện bắtbuộc chứ không còn tự nguyện như trước đây. Nhiều đối tượng từng bước đưa vàodiện bắt buộc và dự kiến theo luật tới năm 2014 là BHYT toàn dân.

Theo ông Sang, vấn đề đang đượcquan tâm là quy định đồng chi trả, đó là quy luật chung mà thế giới đang ápdụng, nhằm chống lạm dụng việc khám chữa bệnh khi chưa tới mức cần thiết đếnbệnh viện. Chẳng hạn thời gian qua, khi giá thuốc tăng cao, có tình trạng lợidụng việc lấy thẻ BHYT khám, lấy thuốc đem ra ngoài bán hưởng lợi. Dù trên thựctế, ông Sang nhìn nhận, việc thực hiện đồng chi trả rất phức tạp, BHXH giám sátviệc này rất cực, dân chờ đóng tiền cũng khổ, người nghèo cũng gặp khó khăn khiđóng tiền, rồi chưa kể nỗi khổ của các bệnh viện thu những khoản tiền này…

Trả lời thắc mắc của một số công nhân ở Q.Thủ Đức: “Theo quy định, ngoài mức hỗ trợ thất nghiệp, NLĐ còn được hỗ trợ học nghề miễn phí. Vậy tôi phải đăng ký học nghề ở đâu?”, ông Trần Hiếu Liêm, Phó phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công (Sở LĐ-TB-XH TP) đáp: Khi bị thất nghiệp, NLĐ phải đăng ký để được hỗ trợ thất nghiệp hằng tháng. Trong quá trình đó, nếu không tìm được việc làm và nếu có nguyện vọng học nghề thì NLĐ phải đến Trung tâm GTVL TP và các điểm tiếp nhận của trung tâm để đăng ký học một nghề. Theo quy định, thời gian tối đa để hỗ trợ thất nghiệp là 6 tháng với mức hỗ trợ là 300.000 đồng/tháng/người. Tuy nhiên, phần hỗ trợ này do quỹ BHTN chi trả trực tiếp cho cơ sở dạy nghề chứ không phải trả cho NLĐ.

“Vì vậy, trong quá trình thựchiện, chúng tôi sẽ đúc kết những gì chưa được để kiến nghị điều chỉnh, bổsung. Theo tôi biết, hiện nay tại TP.HCM, UBND TP đang tìm phương án để hỗtrợ cho những người nghèo, gặp phải chi phí điều trị quá lớn, khó thực hiệnđồng chi trả để có biện pháp hỗ trợ”, ông Sang nói.

Liên quan đến quy định đồng chitrả, ông Sang nói theo quy định của Luật BHYT, người nghèo khi đi khám chữa bệnhsẽ đồng chi trả là 5%. Tuy nhiên, do chuẩn nghèo của TP.HCM cao hơn chuẩn quốcgia (12 triệu đồng/người/năm so với 6 triệu đồng/người/năm) nên thẻ BHYT dànhcho người nghèo ở TP bản chất của nó là dành cho người cận nghèo, do đó phảiđồng chi trả là 20%.

Ông Cao Văn Sang nói những bấthợp lý quá thì cần phải sửa đổi Luật BHYT. BHXH TP đang thực hiện theo luật chứkhông thể làm khác. Để vận dụng ngoài luật, thì UBND TP đã giao trách nhiệm choSở Tài chính và các cơ quan chức năng tìm nguồn quỹ ngoài quỹ BHYT để hỗ trợ chongười nghèo chi trả việc khám chữa bệnh. “Tôi được biết, quỹ dành cho ngườinghèo (quỹ 139) đang còn tồn. TP đã thấy được điều này và sẽ có biện pháp hỗ trợcho người nghèo”, ông Sang nói.

Vẫn tiếp nhận đăng ký thấtnghiệp trễ hạn

Trả lời thắc mắc của người laođộng (NLĐ) xung quanh việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bà Nguyễn ThịNhung, Phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) TP.HCM, cho biết: đã cóhơn 2.000 NLĐ đến đăng ký thất nghiệp tại các trung tâm GTVL. NLĐ đủ điều kiệnhưởng BHTN, thì phải có thời gian đóng BHTN từ 12 tháng trở lên và phải đangtrong tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, theo bà Nhung, hiện vẫn có khá đông NLĐchưa đến đăng ký thất nghiệp. Nguyên nhân của việc đăng ký chậm trễ này là doNLĐ thiếu thông tin, chưa được sự hỗ trợ cần thiết từ người sử dụng lao động.

Về lo lắng của NLĐ về quy định:sau 7 ngày kể từ ngày thất nghiệp nếu NLĐ không đăng ký thất nghiệp thì sẽ mấtquyền lợi, bà Nhung khẳng định, đa số đăng ký trễ là do thiếu thông tin nên hiệnnay theo chỉ đạo của Sở LĐ-TB-XH, các trung tâm GTVL vẫn tiếp nhận những trườnghợp đăng ký trễ, không để quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng. “Điều kiện tiên quyếtđể NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải là đăng ký trễ hay sớm mà quan trọnglà họ có thất nghiệp hay không, có bảo đảm được thời gian đóng đủ BHTN haykhông?”, bà Nhung nhấn mạnh. 

Sử dụng biện pháp mạnh

Nhiều NLĐ gọi tới chương trìnhbức xúc trước tình trạng chủ DN trốn đóng BHXH, dù hằng tháng họ vẫn thu tiềncủa NLĐ. “Việc xử lý này ra sao để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ?”.

Ông Cao Văn Sang cho rằng: “việcchiếm dụng quỹ bảo hiểm nói chung của các DN đã diễn ra khá lâu. Để xử lý vấn đềnày, trước hết, bản thân NLĐ vì quyền lợi của mình bị vi phạm thì phải xử lý vềtranh chấp lao động, trước tiên là phải có đơn khiếu nại DN đó, yêu cầu DN đóphải đóng đủ bảo hiểm cho mình. Nếu khiếu nại đó không được giải quyết rốt ráothì NLĐ có thể khiếu nại đến Thanh tra LĐ-TB-XH, nếu vẫn chưa giải quyết đượcthì NLĐ có thể kiện DN đó ra tòa.

Về phía Cơ quan BHXH, trong cácnăm qua chúng tôi làm rất quyết liệt, như tổ chức thanh tra, kiểm tra phối hợpSở LĐ-TB-XH để xử lý. Đối với những DN ngoan cố, thì chúng tôi sẽ có biện phápmạnh. Điển hình, trong năm 2009, cơ quan BHXH TP.HCM đã quyết liệt kiện 99 DNtrốn đóng BHXH ra tòa dân sự và đã thu hồi được hơn 50 tỉ đồng trên tổng số 77tỉ đồng mà các DN nợ BHXH. Còn 80 DN khác chúng tôi mới đưa vào diện khởi kiệnthì họ sợ quá nên đã nộp đủ”.

Theo ông Sang, để đảm bảo quyềnlợi cho NLĐ, sắp tới, Cơ quan BHXH TP.HCM sẽ có biện pháp kiên quyết hơn đối vớicác DN trốn đóng BHXH, không để các DN nợ quá 3 tháng. Tuy nhiên, ông Sang thừanhận: “việc đòi các DN đóng đủ BHXH là cực kỳ nhiêu khê, hiệu quả cũng khônglớn, cùng lắm họ nộp là hết. Chúng tôi kiến nghị phải xử lý hình sự đối với cácchủ DN trốn đóng BHXH, vì đây là tiền của công nhân, anh thu mà anh không nộptức là đã chiếm dụng của NLĐ”.

Ông Sang cho rằng, trong khi chờCơ quan BHXH đòi nợ các DN thì bản thân NLĐ cũng phải chủ động kiện DN ra tòa đểđòi quyền lợi cho mình. 

Để được hưởng BHTN, NLĐ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

a) Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

b) Đã đăng ký với trung tâm giới thiệu việc làm.

c) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày (tính theo ngày làm việc) để từ ngày đăng ký thất nghiệp với trung tâm GTVL theo quy định.

Theo Minh Nam
Mạnh tay với nạn quỵt tiền bảo hiểm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.