Mờ mắt vì lãi suất cao

Ngày 96, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh thực hiện lệnh bắt giam đối với Thạch Sương (47 tuổi, ngụ ấp Sa Bình, xã Long Đức, TP Trà Vinh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây trên địa bàntỉnh Trà Vinh xảy ra hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đếnhàng tỷ đồng. Hàng trăm gia đình vướng vào các vụ "bể nợ" bị lao đao bởi nguy cơkhông những mất hết tài sản và còn trở thành "con nợ" vì hám lợi, vay tiền củanhiều người để cho vay lại nhằm kiếm lời từ chênh lệch lãi suất...

Ngày 9/6, Cơ quan CSĐT Côngan tỉnh Trà Vinh thực hiện lệnh bắt giam đối với Thạch Sương (47 tuổi, ngụấp Sa Bình, xã Long Đức, TP Trà Vinh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Điều ngạc nhiên cho nhiều người, bởi gia đình Thạch Sương làm ruộng, thuộchộ nghèo ở địa phương và được Nhà nước xây dựng nhà tình thương vào năm2005, thế nhưng Sương lại thực hiện lừa đảo của nhiều người với số tiền 1,57tỷ đồng. Đây là câu chuyện rõ nhất về sự thiếu cảnh giác, thậm chí là quáhám lợi khi cho vay tiền để lấy lãi suất cao của một bộ phận người dân màkhông hề quan tâm đến tính rủi ro quá cao trong việc cho vay.

Mờ mắt vì lãi suất cao
Cơ quan CSĐT thực hiện lệnh bắt Vương Ngọc Châu vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng tỷ đồng.

Vụ Thạch Sương lừa đảo chiếmđoạt tài sản là chuyện cười ra nước mắt, bởi sau khi được cấp nhà tìnhthương, Thạch Sương thuộc hộ nghèo nên được làm hồ sơ vay tiền ngân hàng 7triệu đồng về chăn nuôi xóa đói giảm nghèo. Vay tiền ngân hàng có 7 triệuđồng nhưng Sương dám hỏi vay nhiều người với số tiền lớn để đáo hạn ngânhàng và Sương đưa ra lãi suất "quá nóng" nên nhiều người đã mờ mắt, quên đibản thân gia đình Sương là hộ nghèo.

Bà Trương Thị Kim Hà (khóm10, phường 9, Trà vinh), cho biết: "Tôi cho Thạch Sương vay tổng cộng 710triệu đồng, trong đó có tiền nhà và tiền vay mượn của người khác. ThạchSương hỏi vay tiền, nói là để đáo hạn ngân hàng cho khách, mỗi lần vậy có hồsơ, có tài sản thế chấp, từ đó tôi mới tin tưởng cho vay nhưng nàongờ...".     

Một vụ lừa đảo khác mà Cơ quanCSĐT Công an Trà Vinh đang làm rõ, cũng xuất phát từ hám lời vì lãi suất cao.Sau nhiều năm tuyên bố bể nợ, bỏ trốn, ngày 23/5/2010, Cơ quan CSĐT Công an TràVinh đã bắt giữ Nguyễn Thị Nga (27 tuổi, ngụ ấp Cây Ổi, xã Tập Ngãi, huyện TiểuCần) khi Nga đang lẩn trốn tại một nhà trọ ở tỉnh Bến Tre. Năm 2007, Nga vaymượn 80 triệu đồng để làm ăn, thế nhưng công việc không thuận lợi nên Nga thườnghỏi vay tiền nóng để đóng lãi, cứ lãi sau cao hơn lãi trước và lãi nhập thànhvốn nên Nga bỏ trốn mang theo số nợ 981 triệu đồng cùng 20 chỉ vàng 24k. Vụ bểnợ của Nga khiến nhiều hộ dân lao đao bởi vì ham lãi cao mà cho Nga vay mượntiền. 

Trao đổi với chúng tôi về tìnhtrạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Thượng tá Lê Văn Việt, Chánh vănphòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh, cho biết, thời gian gần đây trên địabàn xảy ra nhiều vụ lừa đảo với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Thượng tá Việt còn cho biết thêm,Cơ quan CSĐT vừa hoàn tất hồ sơ và chuyển Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố Lê ThịPhương Loan (43 tuổi, ngụ E9, chung cư Minh Đức, khóm 3, phường 6, TP Trà Vinh)về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ năm1993, Loan tham gia chơi hụi. Lúc đầu giữ uy tín nhưngdần dần cũng vướng vào con đường nợ nần phải vay mượnvới lãi suất cao để trả nợ. Đến năm 2004, Loan bắt đầumất cân đối với số tiền vay là 520 triệu đồng, trong khitài sản của Loan chưa bằng phân nửa tiền nợ. Do đónglãi, cộng với chi tiêu cá nhân trong gia đình, từ đótiền vay ngày càng nhiều. Khi không còn khả năng thanhtoán, Loan bắt đầu thực hiện hành vi lừa đảo và từ năm2004 đến năm 2009, Loan chiếm đoạt tổng số tiền là hơn1,55 tỷ đồng. Việc tuyên bố "bể nợ" của Loan khiến 33hụi viên tham gia chơi hụi cùng Loan lao đao, trong đócó rất nhiều người phá sản vì vay tiền của người khácchơi hụi hoặc cho Loan vay lại kiếm lời.

Mới đây, TAND tỉnh Trà Vinh vừamở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Vũ Linh (37 tuổi, ởkhóm 4, phường 4, thị xã Trà Vinh) 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Linh nguyên là cán bộ Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Trà Vinh, phụ trách cho vay.Từ năm 2004 đến 11/2007, là cán bộ ngân hàng nhưng Linh "chịu khó làm ăn" vayngân hàng và vay bên ngoài với số tiền lên đến 3,38 tỷ đồng để kinh doanh cửahàng ăn uống, tiệm uốn tóc… Do mất khả năng cân đối trả nợ, Linh dựng chuyện làvay mượn giúp cho nhiều người khác để đáo hạn ngân hàng nên trong khoảng thờigian từ cuối năm 2007 đến tháng 8/2008, Linh đã lừa đảo vay mượn của 11 ngườikhác với số tiền khoảng 4 tỷ đồng.

Thực trạng "bể nợ" ở Trà Vinh xảyra ở mức đáng báo động, ảnh hưởng kinh tế của hàng trăm gia đình. Theo Thượng táCao Văn Sậm, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Trà Vinh: Để hạn chế tình trạngbị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bà con không nên ham lãi suất cao mà thiếu thậntrọng trong việc cho vay. Khi cho vay, không nên thực hiện theo kiểu tín chấp màphải có tài sản thế chấp mới cho vay. Sau khi cho vay, nên thận trọng và thườngxuyên xem xét lại đối tượng cho vay, xem họ có sử dụng đúng mục đích như thỏathuận hay không. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng lừa đảo như hiện nay.

Theo Nam Giao
 CAND



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.