Mỗi năm gần 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục

Số trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng gia tăng với tính chất nghiêm trọng như: hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ dưới 5 tuổi, hiếp rồi giết trẻ...

Số trẻ em bị xâmhại tình dục ngày càng gia tăng với tính chất nghiêm trọng như: hiếp dâm tậpthể, hiếp dâm trẻ dưới 5 tuổi, hiếp rồi giết trẻ...

Sáng 24/5, Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội tổ chức họp báo công bố thực trạng, giải pháp vềphòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chương trình tháng hành động vì trẻ emnăm 2012.

Theo Bộ Lao động,tình trạng bạo lực, xâm hại, bóc lột, buôn bán trẻ em đang diễn biến phức tạp vàcó tính chất nghiêm trọng. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000trẻ bị xâm hại tình dục.

Tính chất của cácvụ xâm hại đang rất báo động, thể hiện sự suy đồi đạo đức, như: hiếp dâm tậpthể, hiếp dâm trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm hạitình dục học trò. Thậm chí, một số vụ mang tính chất loạn luân, như: cha đẻ hiếpdâm con gái ruột trong thời gian dài, cha dượng hiếp dâm con riêng của vợ...

Gần đây xuất hiệnmột số hình thức mới như xâm hại tình dục trẻ em nam, hay tội phạm xâm hại tìnhdục không chỉ là người Việt Nam mà còn có người nước ngoài.

Mỗi năm gần 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục
Trẻ lang thang có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại tình dục rất cao. Ảnh minh họa: Minh Nhật.

Tình trạngbuôn bán và bắt cóc trẻ em những năm gần đây cũng trở nên nhức nhối. Ởcác tỉnh biên giới phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu..., tộiphạm trong nước kết cấu với người Trung Quốc lợi dụng địa hình miền núivắng vẻ đột nhập vào nhà dân giết người, chiếm đoạt tài sản, bắt cóc trẻem để bán sang Trung Quốc, chủ yếu là trẻ nam.

Ở các tỉnh biêngiới phía Nam như An Giang, Tây Ninh..., tội phạm lừa gạt, dụ dỗ, ép buộc trẻ emgái ở độ tuổi 14-15 rồi bán sang Campuchia để đưa vào các ổ mại dâm.

Hình thức buônbán, lợi dụng trẻ gần đây còn ngụy trang trong các mối quan hệ như nhận connuôi. Hiện tượng buôn bán trẻ sơ sinh, trẻ từ trong bào thai xảy ra ở nhiều nơi.

Cục trưởng Chămsóc Bảo vệ trẻ em (Bộ Lao động) Nguyễn Hải Hữu cho biết, sự phân hóa giàu nghèolàm nảy sinh các vấn đề trong đó có bạo lực và xâm hại trẻ em. Khó khăn về kinhtế của một số gia đình dẫn đến việc sao nhãng, bỏ mặc trẻ em. Đây là điều kiệncho việc nảy sinh các hành vi ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, bóc lột trẻem hoặc trẻ em vi phạm pháp luật.

Theo ông Hữu, sựbiến đổi các giá trị sống, lối sống thực dụng, quá coi trọng giá trị đồng tiền,tác động của phim ảnh bạo lực khiêu dâm, tình trạng ly hôn, ly thân... cũng dẫnđến các sang chấn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn. Trẻ có nguycơ cao bị bỏ rơi, đi lang thang, lao động kiếm sống, vi phạm pháp luật và bị bạolực, xâm hại. Bên cạnh đó, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ emchưa đáp ứng kịp sự thay đổi của xã hội.

"Bộ Lao động sẽtiếp tục nghiên cứu, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hoànthiện các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến phòngchống bạo lực, xâm phạm trẻ em. Bộ cũng kiến nghị các bộ ngành liên quan bố tríngười làm công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương, nâng mức trợ cấp xã hội với trẻcó hoàn cảnh đặc biệt... ", Cục trưởng Hữu nói.

Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.