Náo loạn bệnh viện vì bệnh nhân "siêu quậy"

Mở mắt ra sau cơn mê man, nhìn xuống người, nam bệnhnhân khoảng ngoài 40 tuổi, đầu băng bó trắng toát la toáng, miệng nồng nặc mùirượu “Ai cho phép mấy người cởi quần của tui. Bác sĩ gì mà lại cởi quần ngườita”.

Mở mắt ra sau cơnmê man, nhìn xuống người, nam bệnh nhân khoảng ngoài 40 tuổi, đầu băng bó trắngtoát la toáng, miệng nồng nặc mùi rượu “Ai cho phép mấy người cởi quần của tui.Bác sĩ gì mà lại cởi quần người ta”.

Tiếng hét của bệnhnhân này to đến mức một số người nằm cạnh tại phòng cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫyđêm 7/5 phải tỉnh dậy. Thấy mọi người nhìn, ông tiếp tục la lớn: “Nhìn nhìn cáigì. Chưa thấy bao giờ à” và gào lên.

Như không còn lạvới sự bức bối của bệnh nhân, hộ lý Trang lập tức có mặt: "Bác ạ, ai bị thươngvùng đùi mông cũng đều phải cởi quần ra để bác sĩ khám như vậy hết". Bệnh nhânchẳng nói chẳng rằng quay mặt sang phía khác.

Vài phút sau, thấymột sinh viên y khoa tập sự đi qua, bệnh nhân này lại tiếp tục đòi “quần tuiđâu, có tiền trong đó trả quần cho tui”, các nữ hộ lý ra sức giải thích tài sảnđã được giữ hộ mà bệnh nhân vẫn la lối, nhân viên bệnh viện buộc phải lấy chiếcquần đến đặt ở đầu giường. Lúc này, bệnh nhân mới chịu nằm yên.

Náo loạn bệnh viện vì bệnh nhân "siêu quậy"
Bức bối vì bệnh tật, bệnh nhân rất dễ nổi cáu với bác sĩ. Ảnh minh họa: Thiên Chương

Nằm cáchngười "đòi quần" vài chiếc băng ca, một bệnh nhân khác khoảng ngoài 20tuổi, bị nghi ngờ chấn thương não, mặt mũi đầy máu nhưng mắt vẫn mở vàluôn miệng chửi tục. Cứ vài giây, anh ta lại chồm dậy hét to"... tại saođưa tui vô đây. Thả tui ra mau. Tui có bị gì đâu mà cấp cứu". Thấy bệnhnhân say xỉn, giải thích không được, bác sĩ buộc phải nhờ thân nhân vàotrợ giúp.

Không chỉ ở Bệnhviện Chợ Rẫy, gần như bệnh viện nào cũng có những bệnh nhân "khó chịu" tương tự.Đêm 29/4, được người đi đường đưa đến Bệnh viện đa khoa Sài Gòn sau khi ngãngoài phố vì say xỉn, vừa đến cổng cấp cứu, thay vì cám ơn, người đàn ông khoảng40 tuổi lại xô ngã ân nhân giúp mình. Khi được các nhân viên y tế chăm sóc, anhta liên tục chửi bới.

Một điều dưỡng saukhi giải thích không xong đành nhờ bảo vệ đến giúp thì bệnh nhân này la to "bảovệ đánh người, bác sĩ đánh người" rồi chạy ra cổng bệnh viện. Tuy nhiên mới chạyđược vài bước, anh ta ngã xuống rồi lăn ra ngáy ngủ.

Đêm 8/5, một bệnhnhân khác cũng đã khiến nhân viên y tế của một bệnh viện cấp cứu tại quận 10phát hoảng khi anh ta vừa ôm vết thương vừa vùng chạy khỏi phòng cấp cứu “thằngkhốn, tao phải tìm để giết mày, tao phải báo thù”.

Mọi cố gắng cảntrở của điều dưỡng, bác sĩ đều vô nghĩa, kể cả khi nhóm bảo vệ ôm lại, bệnh nhânnày vẫn cố vùng chạy. Bệnh nhân chưa thanh toán viện phí, thông tin liên lạccũng không có, các bác sĩ chỉ còn biết nhìn nhau cười trừ. “May mà viện phíkhông có là bao”, cô điều dưỡng nói.

Khác với kiểu lahét chửi bới, làm khó hay đòi hành hung nhân viên y tế như những bệnh nhân sayxỉn, một số bệnh nhân điều trị nội trú lại có cách "làm khó" riêng của mình.

Nằm điều trị tạikhoa Tim Mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy, được các bác sĩ truyền dịch qua đườngtĩnh mạch, ông Khoa 72 tuổi than vướng víu nên hễ thấy điều dưỡng quay lưng đilà ông tự tháo ống. Bị nhắc nhở, cụ không tháo ống nữa mà chỉnh tốc độ truyềndịch chảy ào ạt. Ông cụ phàn nàn: “Truyền dịch chảy cho nhanh để tui còn ra hànhlang ngồi cho thoải mái”.

Cũng tại khoa này,có một bệnh nhân 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim, cứ chờ đến 21h đêm khi nhân viên ytế về phòng trực, ông lại leo ra lan can cao hơn 1,5 mét của phòng để ngồi "chothoải mái". Người thân khuyên, ông nhất định không nghe, còn nhờ những ngườitrong phòng cảnh báo khi bác sĩ đến.

Còn ở khoa Ngoạithần kinh Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Bình Thạnh), các điều dưỡng phải dở khócdở cười khi một nữ bệnh nhân bị tai biến mạch máu não không thể di chuyển đượcnhưng lại nhất định không chịu ngồi bô trên giường.

"Phải đưa tôi vàonhà vệ sinh. Ở đây có quá nhiều đàn ông. Tôi không muốn đi tè như thế", bệnhnhân cắn răng, tay bám chặt lấy thành giường. "Nhưng làm sao vào nhà vệ sinh, cửđộng nhiều rất nguy hiểm", người nhà cũng như hộ lý khuyên, nhưng bệnh nhân nhấtđịnh không buông cạnh giường. Cuối cùng người nhà đành mang rèm đến che chắn đểbà đi vệ sinh.

Một trường hợpkhác, cụ bà 68 tuổi mắc bệnh khớp phải nhập viện điều trị. Theo đúng phác đồ,mỗi ngày bác sĩ đều cho thuốc để uống, thế nhưng đến ngày nằm viện thứ bảy, khidọn phòng các nữ hộ lý mới phát hiện gần như toàn bộ số thuốc được phát đều bịbà cụ giấu dưới nệm. Bị hộ lý phàn nàn, bà cụ ú ớ bảo "quên".

Một số bệnh nhân sau khi xuất viện vẫn quay lại bệnh việnđể tìm bác sĩ với những lý do không liên quan đến bệnh tật. Mớiđây, vào nửa đêm, trước cổng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới có một người xưng từng làbệnh nhân cứ nằng nặc đòi vào gặp một bác sĩ nữ.

"Tôi muốn vào gặpbác sĩ. Không cho tôi vào, tôi đốt bệnh viện", người này la hét mặc cho nhânviên bảo vệ nhắc nhở. Phải gần 2 giờ đồng hồ sau đó, ông ta mới chịu bỏ đi.

Trao đổi với PV, bác sĩ Phạm Trí Dũng, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết,chuyện bệnh nhân say xỉn gây chuyện với nhân viên y tế không phải hiếm. "Tuynhiên làm nghề này như làm dâu trăm họ, chúng tôi phải chấp nhận và chịu đựng,giải thích cho bệnh nhân hiểu. Những trường hợp bệnh nhân bắt buộc phải cấp cứumà cứ phản ứng thì đành phải dùng biện pháp chuyên môn là cho dùng thuốc ngủ đểcan thiệp", bác sĩ Dũng nói.

Bác sĩ Phan VănNghiệm, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, nơi thường xuyên tiếp nhận bệnhnhân của các vụ ấu đả, đua xe, tai nạn giao thông cho biết, đề phòng bệnh nhânvà thân nhân của người bệnh tấn công, phòng cấp cứu của bệnh viện phải có cả cửathoát cho nhân viên y tế.

Ông Nghiệm chobiết, bệnh nhân gây sự thường là những người say rượu. Ngoài ra, một số bệnhnhân khác đang có ân oán với các băng nhóm, khi các băng nhóm xông đến bệnh việnthanh toán nhau, dù có đội bảo vệ chuyên nghiệp nhưng nhân viên y tế cũng dễ bịvạ lây.

"Tại bệnh viện,không ít lần bệnh nhân say xỉn gặp ai cũng đòi đánh, thậm chí có bệnh nhân bịđau khi được rửa vết thương đã đánh y tá. Khi ấy, nhân viên y tế chỉ còn biếttránh đi và gọi người thân của bệnh nhân đến can thiệp", ông Nghiệm nói.

Tiến sĩ - bác sĩNguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cũng cho biết,nhiều bệnh nhân quá đáng đến mức phản ứng lại cách điều trị của bác sĩ và yêucầu bác sĩ điều trị theo ý họ. Bác sĩ không làm theo thì trỏ tay vào mặt bác sĩnặng nhẹ thậm chí văng tục.

"Bị xúc phạm làvậy nhưng trong vai trò bác sĩ, tôi luôn khuyên nhân viên của mình phải hết sứckiềm chế và nhẫn nhịn. Nếu giải thích nhiều lần mà bệnh nhân vẫn còn hung hăngthì phải mời người nhà đến giải quyết", bác sĩ Châu nói.

Phân tích nguyênnhân khiến các bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân nổi cáu, ngoài chuyện họsay xỉn mất bình tĩnh, theo bác sĩ Nghiệm một phần còn do các yếu tố khác.

"Người bị nạn luôncó nhu cầu được khám chữa ngay nhưng bệnh viện quá tải nên bác sĩ không thể khámnhanh hơn. Hoặc một số nhân viên y tế giải thích chưa cặn kẽ, lời lẽ chưa thậtnhỏ nhẹ chính là giọt nước tràn ly khiến bệnh nhân dễ bức xúc rồi phản ứng", ôngNghiệm nói.

Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.