Người mẹ ném con xuống giếng rối loạn tâm lý sau sinh?

Ở người phụ nữ có nhiều đặc điểm tâm sinh lý khác đàn ông nhất là thời kỳ thai sản và hậu sản do có nhiều biến đổi nên rất dễ bị rối loạn tâm thần. Đối với những người mẹ trẻ tuổi nguy cơ rối loạn còn cao hơn.

Chị Nụ cần giám định pháp y tâm thần

Trước sự việc chị Nguyễn Thị Nụ, 22 tuổi (Thạch Thất, Hà Nội) ném đứa con chưa đầy 3 tháng tuổi của mình xuống giếng. Lý do hành động của chị là vì mâu thuẫn vợ chồng, chồng chỉ quan tâm tới đứa trẻ. Trao đổi vấn đề này theo PGS.TS Nghị thì chị Nụ cần phải đưa vào Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương để theo dõi về khả năng ảnh hưởng rối loạn tâm thần sau sinh.

Chị Nụ cần được làm các bệnh sử, bệnh án kỹ để khai thác tiền sử, bệnh sử có liên quan đến loạn thần không, làm mất trí tuệ. Hành động của chị Nụ là phản ứng một cách mù quáng trước sau khi chồng không còn yêu thương như trước.

Mặt khác, PGS.TS Nghị còn cho rằng để dẫn đến sự việc trên theo tâm lý của người phụ nữ vì chị Nụ thiếu sự quan tâm chăm sóc của người chồng, người thân nên dẫn đến kích động mạnh. Trường hợp của chị Nụ có thể do loạn thần hoặc phản ứng tâm lý quá mức mù quáng. “Đây cũng là bài học tuyên truyền cho những người làm cha để tránh những trường hợp đáng tiếc” PGS.TS Nghị chia sẻ.

Tuổi trẻ sự hình thành tính cách chưa ổn định

Theo PGS.TS Trần Viết Nghị - Chủ tịch hội tâm thần học Việt Nam, Chủ tịch hội chống động kinh Việt Nam, ở phụ nữ có nhiều đặc điểm riêng về vấn đề tâm sinh lý so với đàn ông, đặc biệt là tâm lý hay lo lắng, dễ chịu tác động của ảnh hưởng xã hội, đời sống. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân về tập tục cũng để lại cho người phụ nữ nhiều thiệt thòi ảnh hưởng tới tâm thần.

Bất cứ hành vi xâm phạm nào như xâm phạm tình dục, bạo lực gia đình đều dẫn đến tổn thương tâm lý, tinh thần của họ. Trong thời kỳ mang thai, do có nhiều biến đổi về sinh lý, sinh hóa phức tạp rất dễ xuất hiện các bệnh lý biểu hiện tâm thần ở các mức độ khác nhau.

PGS.TS Nghị nhấn mạnh trường hợp những người trẻ tuổi mang thai dễ bị rối loạn tâm thần nhất do đặc điểm tính cách chưa ổn định, vừa bước ở tuổi dậy thì sang. Ở giai đoạn này, những trường hợp đó cần rất nhiều sự can thiệp kịp thời của các biện pháp y tế.

Các rối loạn tâm thần thường gặp sau khi sinh thường do tác động của các yếu tố như nhiễm trùng, nhiễm độc và can thiệp của sản khoa. Rối loạn tâm thần không có quan hệ nhân quả mà phụ thuộc từng cá thể, từng cảm xúc của bà mẹ sau mỗi lần sinh con.

Nhiều trường hợp vì tâm lý xã hội không thuận lợi như điều kiện kinh tế của gia đình, người mẹ sống cô đơn, mang thai ngoài ý muốn, tâm lý sinh con trai con gái cũng làm tăng sự rối loạn tâm thần của bà mẹ. Sự biến đổi hoóc môn một cách ồ ạt cũng là yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần.

Phủ định sự sống của đứa con

Những trường hợp bị các sang chấn tâm lý nhẹ như trầm cảm (thường xuất hiện ở ngày thứ 3 sau sinh), kết hợp lo âu, trầm cảm. Nhiều trường hợp những bà mẹ bị rối loạn tâm thần nặng (từ tuần thứ 2 trở đi) dẫn đến loạn thần hoang tưởng, ảo giác, các triệu chứng đa dạng như kích động, lo âu, cơn hung hãn, mê mộng… phủ định sự sinh nở, sự sống của đứa trẻ, vai trò người cha.

Có những bà mẹ hưng cảm, kích động, mất định hướng, hoang tưởng về quyền lực của mình (thực thi một sứ mệnh nào đó). Nếu sản phụ mắc chứng tâm thần phân liệt biểu hiện tự kỷ không liên quan đến con.

Biện pháp để tránh rối loạn tâm thân ở người phụ nữ sau sinh, PGS.TS Nghị cho rằng thời kỳ thai sản người phụ nữ cần các biện pháp y tế theo dõi sự phát triển và tính chất tâm thần từng giai đoạn để có những liệu pháp tâm lý động viên hỗ trợ của gia đình nhất là người chồng, cộng đồng để người phụ nữ thích ứng dần.

Đối với những trường hợp có tiền sử về rối loạn tâm thần cần có các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chăm sóc. Trường hợp bị rối loạn tâm thần nặng sau sinh cần điều trị theo một phác đồ dựa trên triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

Dùng thuốc hưng thần chống hoang tưởng, kích động, trầm cảm. Ở người trẻ nên dùng thuốc hưng thần thế hệ mới để tránh những tác dụng phụ của thuốc. Nếu trường hợp nặng có biểu hiện của hành vi tự sát cần tiến hành sốc điện. PGS.TS Nghị nhấn mạnh, trường hợp này cần chú ý thời điểm thích hợp để cho mẹ gần con và chăm sóc con.

Theo Phương Thúy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.