Nhà “đua” theo đường

Nhà bà Phạm Thị Thủy (số nhà 273 Nguyễn Thị Thập, quận 7) cũng đang lục đục nâng nền nhà cao thêm 40 cm để chống ngập. “Tôi chỉ nâng lên 40 cm chứ không thể nâng cao bằng vỉa hè được, như vậy sẽ phải đập trần nhà đi, chưa tính tiền lát gạch mà đã tốn 40 triệu đồng. Nhà tôi như vậy còn đỡ, có nhà phải đại tu lại hết mới thoát cảnh ngập

Nhiều tuyếnđường ở TPHCM được nâng cao để chống ngập nên người dân phải đua nhau nângnền nhà để khỏi sống chung với nước.

Nhà “đua” theo đường
Nhà người dân hai bên đường Cao Văn Lầu (quận 6) trở thành hầm sau khi đường này được nâng cao. Ảnh: Giang Phương


Đường nâng cao, nhiều nhà dân bỗng thành nơi... chứa nước. Nhiều người khôngchịu nổi cảnh ngập lụt đã bỏ hàng chục triệu đồng, thậm chí cả trăm triệuđồng để nâng nền, cơi mái. Mạnh ai nấy làm, không có quy chuẩn chung và địaphương cũng không quản xiết. Sự cố gãy đổ căn nhà hai tầng ở số 442 NguyễnVăn Linh, phường Tân Phú, quận 7-TPHCM làm hai người bị thương vào ngày 1-8cũng do chủ nhà tự ý nâng cao nhà để tránh ngập. 

Mạnh ai nấy làm

Theo thống kê của UBNDphường Tân Phú, quận 7, phường có 5 khu phố nhưng đa phần nhà dân đều bịngập nặng mỗi khi triều cường hoặc gặp trời mưa. Nguyên nhân là do cáccon đường Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Văn Linh... nâng khá cao khiến nhà dântrở thành... hầm. Hiện tại, phân nửa đường Nguyễn Thị Thập đang đượcnâng cao lên, phân nửa đường còn lại chờ sau khi phần kia làm xong sẽnâng tiếp. Phần đường đang được nâng cao hơn so với mặt đường hiện tạikhoảng 80 cm, tạo một độ chênh khá lớn.

Bà Nguyễn Thị Huyên (sốnhà 537 Nguyễn Thị Thập, quận 7) phản ánh: “Lúc trước không phải cơn mưahay đợt triều cường nào cũng ngập, bây giờ từ khi nâng đường thì mưa nhỏhay to đều ngập từ 20 - 40 cm. Hai tháng nay cả nhà tôi phải dọn rangoài thuê nhà ở, nhà ngập thế này sống sao nổi”. Lúc này, bà Huyên đangbàn với thợ để nâng nền nhà lên cho bằng với mặt đường để không phảisống chung với ngập. Tổng số tiền bà Huyên bỏ ra hơn 100 triệu đồng. Chỉvào con hẻm kế bên, bà Huyên nói: “Nhà mặt tiền như tôi còn bị ngậphuống chi mấy nhà trong hẻm, mỗi lần mưa nhìn nước dâng lên nhà mà chảynước mắt”.

Nhà bà Phạm Thị Thủy (sốnhà 273 Nguyễn Thị Thập, quận 7) cũng đang lục đục nâng nền nhà cao thêm40 cm để chống ngập. “Tôi chỉ nâng lên 40 cm chứ không thể nâng cao bằngvỉa hè được, như vậy sẽ phải đập trần nhà đi, chưa tính tiền lát gạch màđã tốn 40 triệu đồng. Nhà tôi như vậy còn đỡ, có nhà phải đại tu lại hếtmới thoát cảnh ngập. Cả dãy nhà này đều bị ngập như vậy nhưng đâu phảiai cũng có tiền nâng nền”- bà Thủy than. Hiện tại sau mỗi cơn mưa, bàThủy đều phải thuê máy bơm để bơm nước trong nhà ra.

Tương tự, tại quận 6, saukhi tuyến đường Phạm Văn Chí được nâng cao thì hàng loạt nhà ngoài mặttiền cũng như nhà trong hẻm trở thành hầm... chứa nước. Nhiều căn nhàmới xây cách đây hơn một năm, dù chủ nhà đã lường trước việc nâng đườngnhưng không biết đường nâng cao bao nhiêu nên không dám để nền nhà quácao nên khi đường làm xong, nền nhà của họ đã trở thành hầm. Hay đườngCao Văn Lầu (quận 6) hiện cũng đã được nâng cao hơn nhà dân từ 30 cm –50 cm, nay đang chuẩn bị trải nhựa khiến hàng loạt căn nhà có nền cũthấy như tầng hầm. Người có tiền thì thuê thợ nâng nền, cơi mái, ngườikhông có tiền thì chấp nhận chịu ngập mỗi khi mưa khiến bộ mặt các tuyếnđường này trông nhếch nhác. 

Nâng đường liệu có hết ngập?

Ông Lê Công Bằng, TrưởngBan Quản lý dự án đầu tư 1 – Khu Quản lý Giao thông đô thị số 4, chobiết việc nâng tuyến đường Nguyễn Thị Thập nhằm chống ngập. Theo ôngBằng, trước đây đường Nguyễn Thị Thập thường xuyên bị ngập, đặc biệtngập sâu từ đoạn cống Bến Sao đến đường Nguyễn Văn Linh. “Hiện trạng caođộ của đường Nguyễn Thị Thập rất thấp, từ 1,6 đến 1,9 m nên chúng tôinâng lên theo đúng cao độ quy hoạch là 2,3 m, bằng với đường Nguyễn VănLinh và đường Nguyễn Hữu Thọ” - ông Bằng cho hay.

Tuy nhiên, điều đáng lưuý là theo ông Bằng, sau khi nâng cấp, sửa chữa đường Nguyễn Thị Thập,việc xóa ngập hoàn toàn là chưa thể khẳng định được. Ông Bằng chỉ có thểcam kết: “Nếu mực nước triều cường bằng với năm 2009 thì tôi cam kếttuyến đường này sẽ không ngập nữa”. Vấn đề đặt ra là liệu cao độ củatuyến đường này có còn phù hợp với thực tế bởi theo tìm hiểu của chúngtôi, dự án nâng cấp, sửa chữa đường Nguyễn Thị Thập được nghiên cứu từnăm 2000, sau 10 năm mới được khởi công?

Nhà “đua” theo đường
Nhà người dân hai bên đường Cao Văn Lầu (quận 6) trở thành hầm sau khi đường này được nâng cao. Ảnh: Giang Phương

Hiện tại, quận 7 cũngđang có kế hoạch nâng những tuyến đường ngang cắt với đường Nguyễn ThịThập nhằm đồng bộ hóa hạ tầng trong khu vực, tránh trường hợp “nước vềchỗ trũng”. Riêng Khu Quản lý Giao thông đô thị số 4 cũng đang đề xuấtxin nâng cấp chống ngập cho đường Huỳnh Tấn Phát, đồng thời đã trình dựán chống ngập đường Nguyễn Hữu Thọ. Khi đó sẽ có thêm nhiều khu phố ngậplụt.

Xây dựng quên cốt nền

Ông Trần Chí Dũng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, cho biết: Trong xây dựng, mỗi lưu vực có một cốt nền khống chế khác nhau nhưng đều không thể nhỏ hơn 2 m. Cốt khống chế này được thể hiện trong quy hoạch chi tiết xây dựng của mỗi quận, huyện đã được phê duyệt, mọi công trình xây dựng đều phải tuân theo cốt khống chế này và do chính quyền địa phương quản lý, kiểm soát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực xây dựng lẫn quy hoạch, rất nhiều công trình xây dựng hiện nay, nhất là nhà dân với quy mô nhỏ do vô tình hay cố ý đã quên đi các quy định về cốt xây dựng và địa phương cũng không quản lý chặt chẽ nên đã xảy ra rất nhiều điều đáng tiếc trong xây dựng. Việc xây dựng không theo cốt khống chế không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan, kiến trúc mà còn là sự tai hại đối với hệ thống thoát nước và nền đất địa phương.

T.Sương

 

Theo Ánh Nguyệt - Tân Tiến
Người lao động




Vụ Vạn Thịnh Phát: Một bị cáo lâm trọng bệnh, sinh mạng tính từng ngày
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lưu Quốc Thắng (nguyên Trưởng ban Kiểm soát SCB) cho biết, ông này đang lâm trọng bệnh, sinh mạng tính từng ngày, bản thân bị cáo có vai trò thứ yếu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị HĐXX xem xét miễn trách nhiệm hình sự.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.