“Nhân bản” xét nghiệm: Công an đã vào cuộc điều tra!

Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội nhìn nhận, đây là lần đầu tiên Hà Nội xảy ra tình trạng “nhân bản” một kết quả xét nghiệm áp dụng cho nhiều người. Đây là sai phạm về quy chế, nghiệp vụ, y đức và cơ quan điều tra công an đã vào cuộc.

  Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội nhìn nhận, đây là lần đầu tiên Hà Nội xảy ra tình trạng “nhân bản” một kết quả xét nghiệm áp dụng cho nhiều người. Đây là sai phạm về quy chế, nghiệp vụ, y đức và cơ quan điều tra công an đã vào cuộc.

Ông Nguyễn Việt Cường
Ông Nguyễn Việt Cường


Có việc “nhân bản” xét nghiệm!

Chiều 7/8, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở y tế Hà Nội cho biết, khi nhận được đơn tố cáo về sai phạm của Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (huyện Hoài Đức) từ ngày 20/5, Thanh tra Sở đã vào cuộc, xác định nội dung đơn thư tố cáo. Ông Cường nhận định: “Nội dung đơn thư là có căn cứ, có cơ sở. Đây là những hành vi vi phạm quy chế, vi phạm y đức nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra trong ngành y tế Hà Nội”.

“Việc “nhân bản” xét nghiệm là có thật và cũng là lần đầu tiên xảy ra tại Hà Nội. Sai phạm cũng được chỉ rõ khi việc khoa xét nghiệm bố trí, tuyển dụng điều dưỡng để làm công tác này, rối kí giấy trả kết quả cho bệnh nhân là vi phạm”.

Tôi không được trực tiếp làm. Có kết quả, thanh tra làm không trả lời trách nhiệm thuộc về chúng tôi. Còn khi có kết quả sẽ xử lý, công khai.”, ông Cường nói.

Ngay sau một ngày nhận được đơn tố cáo có căn cứ, Thanh tra Sở Y tế đã làm việc với bệnh viện. Tuy nhiên, từ ngày 5/6, cơ quan điều tra công an đã vào cuộc, tiếp nhận hồ sơ. Vì thế, hiện phải chờ đến khi công an tiến hành điều tra, đưa ra kết quả thì Thanh tra Sở Y tế mới có thể căn cứ để nhìn nhận các vi phạm, xử lý theo quy định.

Hiện tại, Sở Y tế mới chỉ đạo Bệnh viện chấn chỉnh công tác tổ chứu không để tiếp tục xảy ra sai sót tại Bệnh viện Hoài Đức, yêu cầu rà soát, kiểm tra nội bộ. Đồng thời, Sở Y tế cử 1 bác sĩ và 1 kỹ thuật viên xét nghiệm máu từ bệnh viện Xanh-pôn về BV Hoài Đức để tăng cường chất lượng chuyên môn. Ông Cường cũng cho biết, các phòng ban của Sở vẫn kiểm tra thường kỳ đối với BV Hoài Đức nhưng chưa bao giờ phát hiện ra sai phạm.

Đánh giá việc làm đó việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm của một người để trả cho người bệnh, ông Cường cho rằng, không chỉ người làm, trưởng khoa phải chịu trách nhiệm về sai phạm này mà Ban giám đốc BV cũng không thể vô can đứng ngoài cuộc.

“Quan điểm của chúng tôi, khi có kết quả thanh tra chỉ đúng người, đúng việc, vi phạm tới đâu sẽ xử lý tới đó. Rõ ràng, hành vi này vừa vi phạm quy định quy chế chuyên môn, làm sai quy chế, vi phạm 12 điều y đức”, ông Cường nói.

Tuy nhiên, ông Cường cũng từ chối đưa ra đánh giá về mức độ sai phạm này. “Mức độ, tính chất vi phạm, hay có hành vi trục lợi bảo hiểm y tế hay không, hành vi này do ai thực hiện, thực hiện trong thời gian bao lâu, bao nhiêu trường hợp…cần phải chờ kết luận chính thức của cơ quan điều tra”.

Gian dối với người bệnh!
 
Ông Nguyễn Việt Cường
Buổi họp báo khá nóng khi vụ việc đã được thanh tra biết tới từ tháng 5 nhưng nay chưa có câu trả lời chính thức

Trước sự việc xảy ra tại BV Đa khoa Hoài Đức, nhiều bác sĩ trực tiếp làm công việc chuyên môn bày tỏ, đó là điều không thể tưởng tượng, không chấp nhận được, là sự gian dối, vi phạm đạo đức, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) bày tỏ: “Thông số xét nghiệm của người này không thể gán cho một người khác. Mỗi cá nhân lại có một thông số xét nghiệm khác nhau, không thể lấy kết quả xét nghiệm sinh hóa, công thức máu của người này để gắn cho người khác, như thế không có giá trị chẩn đoán bệnh.

“Tôi không thể tưởng tượng được lại có việc tày trời như thế. Lẽ dĩ nhiên, người thầy thuốc giỏi nhìn xét nghiệm bao giờ c ũng liên hệ khám lâm sàng và phát hiện được những bất thường về xét nghiệm và sẽ có kiểm tra. Nhưng trong trường hợp này, xét nghiệm của một người đã được trả cho nhiều người, rất nguy hiểm. Về quy chế làm việc, không ai làm vậy cả. Đây là sự gian dối, vi phạm y đức, nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh”, PGS Dũng bày tỏ.

Cùng quan điểm này, Bác sĩ Hoàng Bùi Hải, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, kết quả xét nghiệm huyết học là một trong những căn cứ quan trọng để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Với bệnh nhân cấp, những xét nghiệm ở tuyến dưới, nhất là xét nghiệm được thực hiện trong ngày thường được sử dụng ngay trong quá trình cấp cứu bệnh nhân. Chính vì thế việc trả kết quả xét nghiệm khống là vô cùng nguy hiểm trong những trường hợp cấp cứu. Ngay cả với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, những kết quả xét nghiệm không đánh giá chính xác tình trạng bệnh cũng là nguyên nhân cản trở việc chữa trị bệnh do không chẩn đoán đúng được bệnh (bởi kết quả xét nghiệm không phải của bệnh nhân).
 
"Có vấn đề về sức khỏe, người bệnh mới đi khám. Nếu là một người bệnh tiểu đường đi khám nhưng không được xét nghiệm, lại trả kết quả của một người bệnh khác với chỉ số đường huyết thấp, như vậy bác sĩ sẽ chẩn sai bệnh... Có bệnh mà không được điều trị sẽ vô cùng nguy hiểm. Việc "nhân bản" kết quả xét nghiệm của một người để trả cho nhiều người là không chấp nhận được", một bác sĩ nói.

Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.