Những “chiêu trò” ăn xin lừa đảo người hảo tâm

Thời gian gần đây, trên địa bàn TPHCM xuất hiện nhiều trường hợp lừa xin tiền bằng các chiêu trò mới. Không bị gậy, không áo quần rách rưới, các “cái bang” mới này bày những màn kịch để đánh vào lòng hảo tâm của mọi người.

  Thời gian gần đây, trên địa bàn TPHCM xuất hiện nhiều trường hợp lừa xin tiền bằng các chiêu trò mới. Không bị gậy, không áo quần rách rưới, các “cái bang” mới này bày những màn kịch để đánh vào lòng hảo tâm của mọi người.

Rơi vào cảnh cùng đường

Trong tháng 3/2013, nhiều người lưu thông qua cầu An Hạ trên quốc lộ 22 (hướng từ TPHCM đi Tây Ninh) giật bắn mình khi phát hiện một người phụ nữ nằm bất động ngay lề đường, mặt úp kín bằng chiếc nón lá, bên cạnh là một bé gái nhỏ tuổi đang ngồi khóc.

Thấy tình cảnh tội nghiệp, nhiều người đi đường ghé lại xem sự thể thì người phụ nữ kêu khóc kể mình từ quê lên, tạm trú tại ngã tư An Sương (quận 12), hằng ngày cùng con gái đón xe đến địa bàn xã Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) để bán vé số kiếm tiền nuôi con, trả nợ cha già… nhưng đang bán thì bị giật hết vé số và tiền bạc. Vì tiếc của và quá khốn cùng, không biết làm sao nên chị ôm con nằm bên vệ đường quốc lộ chờ chết.

Thấy hoàn cảnh thương cảm của hai mẹ con, nhiều người đi đường góp nhau cho 2 mẹ con tiền để qua lúc khó khăn. Nhưng khi thấy Công an xã Tân Phú Trung đến thì người phụ nữ đang nằm ngay đơ như sắp chết lại bật dậy van xin: “Các anh tha cho em lần này!”. Tại trụ sở công an, người phụ nữ này than nghèo kể khổ nên mới phải “diễn” cảnh này để xin tiền thiên hạ và vài ngày mới đến đây “diễn” 1 lần.

Cảnh diễn rơi vào cảnh cùng đường của người phụ nữ này bị công an “lật tẩy”
Cảnh diễn rơi vào cảnh cùng đường của người phụ nữ này bị công an “lật tẩy”

Không chỉ "mẹ ôm con chờ chết", dạo gần đây trên địa bàn thành phố người dân còn thường thấy những cảnh thương tâm như: con trai ăn mặc nhếch nhác dìu mẹ già lom khom lê từng bước giữa đường với dáng vẻ vô cùng đau khổ; chồng nghèo túng dìu vợ đang bụng mang dạ chửa, khăn quàng đầu như thiếu phụ nhà quê lang thang giữa trời trưa nắng, thỉnh thoảng lại ngoảnh mặt khóc nức nở; hay cảnh vợ nằm trên vỉa hè, chồng vừa lấy nón che nắng cho vợ vừa dỗ dành con nhỏ đang khóc ngằn ngặt…

Những cảnh này thường xuyên xuất hiện trên các tuyến đường lớn, vỉa hè gần ngã tư đèn giao thông… có đông người qua lại. Chỉ chờ có người ghé lại hỏi thăm là bài ca mẹ/vợ bệnh nan y, nhà nghèo khó, hết tiền chữa, rơi vào cảnh khốn cùng phải trốn viện ra đường chờ chết… lại được tua đi, tua lại nhiều lần để lấy nước mắt người đi đường và chờ người hảo tâm sập bẫy.

Xin tiền lẻ

Người dân TPHCM nếu phát hiện trường hợp diễn kịch để xin tiền có thể gọi về số điện thoại của Trung tâm Bảo trợ xã hội (08.35533258) hoặc Phòng Bảo trợ xã hội (08.39320274) để thông báo, yêu cầu xử lý.

2 tháng gần đây, nhiều người đi trên các tuyến đường trung tâm như Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Đồng Khởi… (quận 1) hay bắt gặp cảnh 1 đôi nam nữ dắt xe máy đi bộ dọc đường. Khi bất chợt gặp ai đang đứng ở vỉa hè hay người đi đường tốt bụng dừng lại hỏi chuyện là đôi nam nữ này tỏ vẻ ngại ngùng rồi xin 10 ngàn đổ xăng với lý do hết xăng giữa đường mà không mang theo tiền.

Vì thấy số tiền không lớn, nhiều người sẵn sàng móc ra cho 10 – 20 ngàn để giúp người lỡ độ đường. Điều khó hiểu là hầu như gặp ai đôi nam nữ này cũng xin và xuất hiện ngày này qua ngày khác chứ không chỉ “gặp khó” 1 lần. Tại các trạm xăng ở trung tâm và trên các tuyến quốc lộ 1A, 22 cũng thường xuất hiện 1 người đàn ông trung niên dắt xe đến xin tiền người ghé đổ xăng với lý do tương tự.

Tại khu vực đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) cũng thường xuất hiện 1 người đàn cầm bịch gạo nhỏ gặp người đi đường là xin 5 ngàn để mua rau về nấu canh. Người đàn ông này kể mình đi bán dạo đĩa phim, vừa bị trộm hết xe đạp lẫn đĩa phim và toàn bộ tài sản, trong túi chỉ còn 15 ngàn nên mua 1 ký gạo ăn qua ngày mà không có tiền mua muối, mua rau. Thấy số tiền nhỏ và nhìn tướng người cơ khổ của ông nên nhiều người cho.

Người dân quanh khu vực này cho biết tình cảnh người đàn ông trên kể là đúng, nhưng ông chỉ bị mất trộm 1 lần. Sau lần đầu xin tiền thành công và thấy nhiều người dễ dàng cho tiền, ông biến tai nạn trên thành kịch bản để diễn thường xuyên, biến cái khó nhất thời thành “cái nghề” kiếm sống.

Theo ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động – Thương binh – Xã hội TPHCM) thì những thủ đoạn xin tiền như trên rất khó kiểm soát, phải mất thời gian dài theo dõi để thu thập chứng cứ mới can thiệp được, các đối tượng này lại rất thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động. Sở cũng đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB-XH các quận-huyện rà soát các trường hợp trên để có biện pháp khuyến cáo người dân, nếu đối tượng tái phại nhiều lần sẽ đưa về quản lý và dạy nghề tại các trung tâm bảo trợ xã hội.

Theo Dân trí



Trêu đùa để lại dép và giấy xin lỗi bố mẹ bên bờ kênh, 3 học sinh làm cả xã tá hỏa đi tìm
Phát hiện đôi dép cùng một mảnh giấy “con xin lỗi bố mẹ” để lại bên bờ kênh, hàng trăm người ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tá hỏa xuống kênh nước tìm kiếm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đó chỉ là một trò đùa.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.