Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng "mẹ"

Đã 27 năm nay, nhìn đứa con chỉ biết ú ớ, cô Nhung chỉ ao ước một lần được nghe con cất tiếng gọi “mẹ”.

Đôi tay run lẩy bẩy, cô Nhung cố hết sức lực đỡ đứa con trai ngồi dậy, đút từng muỗng cháo cho con. Đã 27 năm nay, nhìn đứa con chỉ biết ú ớ, cô Nhung chỉ ao ước một lần được nghe con cất tiếng gọi “mẹ”.

Cảnh mẹ già yếu nuôi con trai bệnh tật bẩm sinh

Tìm đến căn nhà nhỏ nằm sâu trong hẻm 61/35 đường Mã Lò, khu phố 9, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM, chúng tôi bắt gặp một hình ảnh người phụ nữ gầy yếu, thân hình da bọc xương đang cố gắng chăm sóc cho đứa con trai bại não của mình.

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 2.

Người mẹ ốm yếu bên cạnh đứa con bại não của mình

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 3.

Nước mắt của người mẹ bệnh tật chăm đứa con bại não bẩm sinh

Cô là Nguyễn Thị Nhung (50 tuổi), hiện đang sinh sống cùng người mẹ già 82 tuổi cùng hai đứa con bệnh tật. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống của cô Nhung chưa bao giờ được bình yên. Từ nhỏ, cô Nhung đã phải nghỉ học từ sớm để phụ giúp gia đình. Đến năm 23 tuổi, tưởng rằng hạnh phúc sẽ đến với cô khi cô may mắn có được người chồng hết mực yêu thương, cả hai người mong đợi từng ngày để đón đứa con trai đầu lòng. Trớ trêu thay, đứa con trai chào đời không giống như bao đứa trẻ khác, không khóc, không cười, suốt 27 năm nay anh Đoàn Ngọc Đỉnh (27 tuổi) sống như người thực vật, chỉ biết ú ớ nhìn những người xung quanh.

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 4.

Anh Đỉnh dù đã 27 tuổi nhưng vẫn như một đứa con nít

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 5.

Bàn tay người mẹ hiền chăm bẵm cho đứa con ngây dại

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 6.

Nhiều lúc cô Nhung chỉ muốn chết đi để các con bớt khổ

Khẽ đỡ đứa con trai duy nhất của mình ngồi dậy, cô Nhung nghẹn ngào cho biết: "Lúc mới sinh, nó đã bị như vậy rồi. Mọi tài sản của hai vợ chồng tích góp được đều bán đi hết để lo cho nó. Thế mà nó có khỏe được đâu. Không biết nó có nhận ra mẹ nó không nữa, nhìn con như vậy, cô xót lắm…".

Vì hoàn cảnh khó khăn, không có tiền để chữa bệnh, năm 2005 chồng cô Nhung sau một cơn bạo bệnh cũng đã qua đời, bỏ lại một mình cô với hai đứa con thơ dại. Tất cả gánh nặng của cuộc sống mưu sinh đều đổ dồn lên đôi vai người phụ nữ bé nhỏ này.

Để có tiền trang trải cuộc sống, cô Nhung vừa chăm sóc cho đứa con trai bại não, vừa phải tất bật buôn gánh bán bưng. Số tiền ít ỏi thu được mỗi ngày chỉ đủ cho ba mẹ con cô có được cơm ngày ba bữa. Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, đứa con gái út (18 tuổi) đành phải nghỉ học từ năm lớp 9, ở nhà phụ mẹ trông anh, tối đến lại đi làm gia sư cho những em nhỏ quanh vùng để phụ giúp mẹ.

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 7.

Anh Đỉnh chỉ biết lật qua, lật lại trên chiếc giường của mình

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 8.

Mọi sinh hoạt, ăn uống hàng ngày đều do một tay cô Nhung chăm sóc cho anh Đỉnh

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 9.

Người mẹ già đã 82 tuổi, trí nhớ cũng không còn được như trước

Chưa dừng lại ở đó, cuối năm 2016, cuộc sống của gia đình cô rơi vào cảnh túng quẫn tột cùng khi thấy mình liên tục bị sốt, sụt cân nhanh chóng, cô Nhung đi xét nghiệm và biết được mình bị lao phổi, bệnh thiếu máu nặng. "Lúc cầm kết quả trên tay, cô chỉ muốn chết đi cho bớt khổ. Chỉ thương hai đứa con với người mẹ già yếu, cô chết rồi lấy ai chăm sóc cho họ", cô Nhung rơi nước mắt.

Để tiếp tục duy trì sự sống, đều đặn mỗi tháng, cô Nhung phải đi thay máu, điều trị bệnh tại bệnh viện quận Bình Tân. Dù không tốn nhiều tiền chữa trị (do được cấp thẻ BHYT cho người nghèo) nhưng cuộc sống của gia đình cô vẫn chìm trong bế tắc.

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 10.

Thế giới của anh Đỉnh suốt 27 năm nay là góc giường nhỏ

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 11.

Vẻ lo lắng của người mẹ khi sức khỏe mỗi ngày một yếu đi

"Cứ mỗi lần đi viện nằm 2-3 ngày, cô lại phải đóng cửa, không buôn bán gì được, con bé út cứ chạy vào viện rồi về nhà tắm rửa cho anh rất vất vả. Số tiền mượn nợ cũng tăng lên, không biết đến khi nào mới có khả năng chi trả", cô Nhung chia sẻ.

Dù đi lại khó khăn nhưng cô Nhung vẫn ân cần chăm sóc cho đứa con trai bại não của mình từng miếng ăn, giấc ngủ. Cô cho biết: "Nhìn con như vậy cô đau lòng lắm, suốt 27 năm trời nó có biết khóc, biết cười là gì đâu. Cô chỉ ước có một phép màu xảy ra, nó có thể nói được để một lần cất tiếng gọi mẹ, như vậy là đủ lắm rồi".

Nằm một góc trên chiếc giường nhỏ, xung quanh chất đầy quần áo, mền gối, đó là cuộc sống của anh Đỉnh suốt 27 năm nay. Thân hình gầy gò, đôi tay cong vẹo sau những trận sốt dai dẳng, anh Đỉnh liên tục đập tay xuống giường, ú ớ đưa mắt nhìn xung quanh. Vì không nhận thức được nên dù đã 27 tuổi nhưng anh Đỉnh vẫn phải dùng bỉm dành cho trẻ em, số tiền bỉm mỗi ngày của anh cũng lên đến gần 30.000 đồng.

Cô Nhung tâm sự: "Giờ không có tiền cũng phải ráng mà lo cho các con chứ biết làm sao. Lúc trước cô còn bán tạp hóa được, mấy năm nay buôn bán ế ẩm, mỗi ngày chỉ kiếm được dăm ba chục tiền chợ, cả gia đình đều phụ thuộc vào số tiền hơn 1 triệu đồng trợ cấp mỗi tháng. Dù có khó khăn, vất vả đến mấy cô cũng phải lo cho con, không bỏ mặc tụi nó được".

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 12.

Quán tạp hóa bé tẹo là cần câu cơm cho cả gia đình 4 miệng ăn

Nuôi con gần 30 năm trời, người mẹ bệnh tật ao ước một lần được nghe thấy con gọi tiếng mẹ - Ảnh 13.

Một số người hàng xóm hay lui tới để thăm hỏi gia đình cô Nhung

Thấy hoàn cảnh gia đình cô Nhung khó khăn, những người hàng xóm láng giềng cũng thường xuyên lui tới, thăm hỏi để động viên. Người biếu chút thịt, người cho mớ rau để san sẻ sự nhọc nhằn cho gia đình cô.

Chị Vương Thị Lệ Hằng, Tổ trưởng Tổ Phụ nữ 58, KP.9 cho biết: "Hoàn cảnh gia đình chị Nhung khó khăn lắm, chồng thì mất sớm, giờ một thân một mình bệnh tật phải lo cho hai đứa con với mẹ già. Phía chính quyền, Hội Phụ nữ cũng thường xuyên lui tới để giúp đỡ gia đình chị. Chỉ mong có thêm được sự chung tay từ phía cộng đồng để giúp gia đình chị vượt qua nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống".

Theo Thời đại

bệnh tật

bại não

người thực vật

Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.