Patê “dỏm”: Quá bẩn!

Không chỉ sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, nhiều loại patê bày bán trên thị trường còn được xử lý bằng chất tẩy, hương liệu không nguồn gốc

Không chỉ sử dụng nguyên liệukém chất lượng, nhiều loại patê bày bán trên thị trường còn được xử lý bằng chấttẩy, hương liệu không nguồn gốc

Từ lâu, patê, chả lụa,giăm bông đã trở thành món ăn quen thuộc. Hiện nay, ở các chợ, mặt hàngthịt nguội này muốn mua bao nhiêu cũng có. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩmbày bán ở các chợ đều không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, chưa được cơquan chức năng kiểm tra chất lượng.

Dễ làm như...luộc rau!

Cuối tuần rồi, chúng tôi tiếp cận một cơ sở giađình chuyên sản xuất patê nằm sâu trong hẻm ở quận Bình Thạnh - TPHCM. Đầura sản phẩm của cơ sở này là các chợ, quán ăn, xe bánh mì lề đường.

Patê “dỏm”: Quá bẩn!
Patê bán ở chợ khó bảođảm chất lượng. Ảnh: Hồng Thúy

Tại đây, các công đoạn chế biến đều bày trên sànnhà chật chội, ẩm thấp, không bảo đảm vệ sinh. Công đoạn chế biến chính nằmcạnh nhà vệ sinh. Nguyên liệu làm patê như gan, mỡ heo, bánh mì thì chất laliệt trên sàn nhà. Thau chậu, cối xay bám đầy chất bẩn. Trước khi chế biến,bánh mì được ngâm với nước đục ngầu. Gan, mỡ heo thì được ngâm trong thau,xô. Để patê thơm ngon, sau đó, toàn bộ nguyên liệu được trộn với gia vị,phẩm màu, hương liệu. 

Sau khi lân la nhiều nơi, chúng tôi mới biết cơsở nói trên không phải là cá biệt. Nhiều cơ sở sản xuất patê ở TPHCM cũng cóquy mô, “công nghệ” sản xuất tương tự.

Ông Lê Văn Toàn, phụ trách sản xuất cho một cơsở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết làm patê dễ như... luộc rau, chỉcần nghe qua là có thể làm được. Gan trộn với mỡ heo, bánh mì và gia vị chovào nồi hấp khoảng 2 - 3 giờ là có thành phẩm. 

Sử dụng nguyênliệu thải

Theo đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh thựcphẩm quận Bình Thạnh, trước đây đoàn đã kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sởsản xuất patê sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm,thậm chí, có hộ sử dụng chất cấm.

Ông Trần Minh Thành, chủ một cơ sở chế biến thựcphẩm tại TPHCM, cho biết nguyên liệu chính làm patê là gan, mỡ heo và bánhmì. Tuy nhiên, vì muốn có lãi cao nên nhiều cơ sở sử dụng nguyên liệu kémchất lượng, giá rẻ. Chẳng hạn, gan heo có 2 loại là gan bột và gan đá. Ganbột là của heo khỏe mạnh nên có giá cao, gan đá là từ heo bệnh, heo chết.Gan đá có màu đen thẫm, không còn mùi thơm đặc trưng và sau khi chế biến,patê sẽ có màu lốm đốm, không đồng đều. Để khắc phục, người chế biến chophẩm màu rẻ tiền vào. Mỡ cũng vậy, muốn lãi cao thì chọn loại thải ra từ cácchợ, chất lượng không bảo đảm, giá bán rất rẻ, chỉ hơn 10.000 đồng/kg. Thậmchí, nhiều người còn sử dụng cả mỡ thối. Nhiều cơ sở cũng không ngần ngạitận dụng nguồn bánh mì ế, bị mốc của các tiệm để làm patê. Hương thơm chínhcủa patê là từ đại hồi, đinh hương, thảo quả nhưng nhiều cơ sở lại chọnhương patê (hóa chất) do giá rẻ, chế biến đơn giản.

Không chỉ patê, hiện nay,chả lụa, giăm bông cũng được nhiều cơ sở chế biến từ nguồn nguyên liệukhông an toàn vệ sinh thực phẩm.

Dễ bị đổ nhớt

Giám đốc kỹ thuật của một công ty chế biến thực phẩm lớn tại TPHCM cho biết làm patê khá đơn giản nhưng cái khó là ở khâu bảo quản. Nếu không bảo quản đúng kỹ thuật, chỉ sau một, hai ngày, sản phẩm sẽ bị mốc, đổ nhớt, có dòi. Một nguyên nhân khác làm patê dễ hư là do cơ sở sản xuất chưa hấp chín sản phẩm. Nếu hấp dưới 70 độ C, patê sẽ xốp, hấp dẫn người mua. Ngược lại, hấp ở nhiệt độ cao, quá chín, sản phẩm sẽ không xốp. Vì vậy, để patê chín và xốp là kỹ thuật không đơn giản, những cơ sở nhỏ khó làm được.

Theo NLĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.