Thâm nhập đường dây tiêu thụ lợn chết dịch

Từ lâu, huyện Bình Lục (Hà Nam) đã là "thủ phủ" nuôi lợn gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (C.P). Song cũng tại đây đã và đang tồn tại một đường dây tiêu thụ lợn chết, lợn dịch...

Từ lâu, huyện BìnhLục (Hà Nam) đã là "thủ phủ" nuôi lợn gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.PViệt Nam (C.P). Song cũng tại đây đã và đang tồn tại một đường dây tiêu thụ lợnchết, lợn dịch...

Từ lâu,huyện Bình Lục (Hà Nam) đã là "thủ phủ" nuôi lợn gia công cho Công ty cổ phầnChăn nuôi C.P Việt Nam (C.P). Song cũng tại đây đã và đang tồn tại một đường dâytiêu thụ lợn chết, lợn dịch từ các trang trại của C.P và các trại lợn khác.Phóng viên NTNN đã thâm nhập vào đường dây này...

Được khẳngđịnh là chăn nuôi theo quy trình khép kín, kiểm dịch tuyệt đối an toàn, nhưngtại một số trại lợn gia công cho C.P đã thường xuyên bán lợn chết cho các thươnglái đi tiêu thụ khắp nơi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh…

Thâm nhập đường dây tiêu thụ lợn chết dịch
Trường chở lợn chết từ trang trại Huệ - Đồng lưu thông trên Quốc lộ 21A.

Theodấu kẻ buôn lợn chết

Theo sự chỉdẫn của người dân, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi lợn gia công Huệ - Đồng ởkhu B, xã La Sơn (Bình Lục). Trang trại này được xây dựng từ năm 2007, chuyênnuôi lợn gia công cho C.P với quy mô từ 1.500 - 2.000 lợn thịt/lứa.

Năm 2011, bàNguyễn Thị Huệ- chủ trang trại đã cho xây thêm một khu nuôi mới ở thôn TiêuThượng, xã Tiêu Động (Bình Lục) với diện tích 3 - 4ha, để nuôi lợn nái, quy môkhoảng 1.500 con.

Qua tìmhiểu, chúng tôi đã được nhiều người dân phản ánh về tình trạng tiêu thụ lợn chếttại đây. Theo đó, hầu như năm nào trang trại này cũng có lợn chết dịch và đượcđưa ra ngoài tiêu thụ công khai, có ngày tới 25 - 30 con lợn chết bán ra ngoài.Anh T - một người dân khẳng định:

"Từ đầu nămđến nay, trang trại Huệ - Đồng đã có khoảng 200 - 250 con lợn chết được đưa đitiêu thụ, chủ yếu là lợn nái có trọng lượng 100 - 180kg/con. Lợn chết nhiều nhấtlà hồi tháng 3 - 4, có ngày chết 30 con, cứ tầm trưa là xe máy, xe ba gác vàochở đi ầm ầm".

Để làm rõthông tin mà anh T cung cấp, trong vai người cháu xa quê về thắp hương cho cáccụ, tôi đã lọt qua cổng trang trại 2 (nằm cạnh bãi tha ma - PV). Vừa bước vàocổng, tôi giật mình khi thấy 4 công nhân đang đẩy 2 con lợn chết chừng 150kg/conra vứt chỏng chơ trên nền đất.

Một ngườinhấc điện thoại lên gọi, chừng 20 phút sau, một xe ba gác đã tới. Rất nhanh, 2con lợn được cân và đưa lên xe. Ông lái xe chừng 50 tuổi phủ vội tấm bạt lên rồiphóng về hướng Quốc lộ 21A.

Theo anh T,chủ xe ba gác này đã nhiều lần vào lấy lợn chết ở đây. Chúng tôi bám theo thìthấy, sau khi ra Quốc lộ 21A, xe rẽ vào xã An Thái, rồi vòng ra đoạn cầu Mái vàdừng lại một ngôi nhà cách chợ Mỹ Lộc (huyện Mỹ Lộc, Nam Định) khoảng 30m. Đượcbiết, người chạy xe ba gác này tên là Trường, chuyên nghề mua bán lợn chết.

Trong 2 ngàyliên tiếp “bám” trang trại Huệ - Đồng, chúng tôi tiếp tục chứng kiến cảnh vậnchuyển lợn chết công khai như đã nói ở trên. Chỉ trong vòng 2 ngày, chúng tôi đãđếm được có khoảng 16 con lợn nái chết được đưa đi tiêu thụ.

Do có nhiềukhách lạ "ăn" lợn chết, nên chúng tôi tiếp tục bám theo. Gã thanh niên chừng 26tuổi, chở 2 con lợn chết chừng 170kg/con từ trang trại Huệ - Đồng đi ra, lên đếnđường nhựa là tăng ga phóng bạt mạng.

Sau gần nửatiếng chiếc xe đã rẽ theo hướng xã Tràng An và dừng lại ở nhà ông Phạm Văn Sơn ởxóm 6, xã Tràng An, cách thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục) chừng 13km.

Tại mộttrang trại khác ở thôn 8, xã An Ninh (Bình Lục) của ông Trần Trọng Thắng cũngdiễn ra tình trạng mua bán lợn chết tương tự. Ông Thắng còn có một trại khác ởthôn 6, xã Bồ Đề (huyện Bình Lục), mỗi trang trại rộng gần 3ha. Hiện Thắng đangnuôi khoảng 3.000 lợn thịt và lợn nái. Lợn chết của Thắng chủ yếu được đưa đitiêu thụ tại chợ An Nội - chợ lợn lớn nhất Bình Lục.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bà Nguyễn Thị Huệ - chủ trang trại Huệ - Đồng là chị ruột của một vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, vị này vẫn thường xuyên về thăm trang trại này.

Thịtlợn chết thành... ruốc

Hôm chúngtôi trở lại, Trường “ba gác” không có nhà. Trong vai người chuyên cung cấp thịt,xương cho các quán cơm, phở ở Hà Nội, cần số lượng hàng rất lớn, chúng tôi đượcvợ Trường tiếp đón nồng nhiệt. Sau câu chuyện, chị ta dẫn chúng tôi vào khu"giết mổ" nằm sau nhà. Đó là một khoảng sân nhỏ, lỉnh kỉnh thùng xốp, một conlợn chừng 60kg đang nằm trên nền, thịt đã chuyển màu, bốc mùi thum thủm.

"Anh có lấycon này luôn không, nếu lấy để tôi chặt ra cho vào thùng xốp ướp đá cho, bảo đảmthịt tươi rói. Nếu chỉ lấy thịt nạc và sườn thì để tôi lọc…".

Vợ Trườngkể, hàng của nhà bà chủ yếu xuất đi Nam Định, sườn để làm món chua ngọt, lạpsườn; thịt nạc thì băm viên, xúc xích; chân giò làm thịt hun khói; mỡ bán chohàng chiên quẩy… Nói chung, hàng nào nhập cho khách đấy.

Ngoài cơ sở"chế biến" của nhà Trường “ba gác”, ở Bình Lục còn có một cơ sở khác của mộtngười tên Hường, đóng gần Xí nghiệp Gạch ngói Bình Lục, chuyên làm ruốc bông từthịt lợn, gà dịch chết. Vào vai tay buôn ruốc bông để đổ cho các quán trên HàNội và cần mua số lượng lớn, chúng tôi đã tiếp cận được với Hường.

Nghe tôi đặtvấn đề cần 30 - 40kg ruốc/ngày với giá cao, bà Hường nói ngay: "Nhà tôi làm ruốcnhiều năm nay rồi, anh cần hàng nào cũng có, hàng xấu (ý nói hàng lợn dịch, lợnchết - PV), hàng đẹp có cả, hàng nào giá đấy. Hàng xấu, tôi lấy, anh 24 (240.000đồng/kg), đẹp 27, khi nào lấy anh chỉ cần báo cho tôi 3 ngày là "ok".

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.