Thắt lòng bé trai 3 tháng tuổi bị lở loét ăn mòn khắp người

Khi mới được 3 ngày tuổi, toàn thân bé đã mẩn đỏ, lở loét. Tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngón chân, ngón tay bé đã bị "ăn mòn" gần hết.

Khi mới được 3 ngày tuổi, toàn thân bé đã mẩn đỏ, lở loét. Tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngón chân, ngón tay bé đã bị "ăn mòn" gần hết.

Tin tức mới đây, khi trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Mỹ (21 tuổi) chia sẻ, con trai chị tên là Trần An Phát (nay được 3 tháng tuổi), khi mới sinh được 3 ngày, người bé đã xuất hiện những vùng da đỏ, dát, bọng nước, lở loét, chủ yếu ở tay và chân, móng tay, móng chân cũng kém phát triển.

Ngay sau đó, gia đình đưa bé đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, các bác sỹ cho biết, bé bị mắc căn bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh.

Hiện nay, toàn thân bé xuất hiện rất nhiều vùng lở loét, mẩn đỏ nghiêm trọng, tay chân bé đã bị "ăn mòn" gần hết, có nguy cơ dính liền các ngón lại với nhau.

"Con đau lắm, cứ liên tục gào khóc. Hiện con đã được cách ly hoàn toàn. Tôi chỉ biết cầu trời phật phù hộ cho con sớm khỏi bệnh", chị Mỹ nghẹn ngào.

Một số hình ảnh đáng thương của bé Trần An Phát khi mắc phải căn bệnh quái ác này:
 

Toàn thân bé bị lở loét nghiêm trọng

Ngón chân, ngón tay đang dần bị "ăn mòn" và có nguy cơ dính liền các ngon lại với nhau


Lở loét nghiêm trọng nhất ở vùng lưng trở xuống đến chân
Bé gào khóc trong đau đớn

 

Bệnh ly thượng bì bóng nước (EB) bẩm sinh là một bệnh di truyền hiếm gặp trên thế giới cũng như Việt Nam.

Việc chăm sóc trẻ bị bệnh này vô cùng vất vả vì khi bị bệnh, da các bé rất mỏng manh, trẻ có thể tự làm mình bị thương, thậm chí da bé cũng bị bong tróc, lở loét khi đóng bỉm hoặc được bế, bò hay đi.

Chăm sóc bình thường sẽ dính, lột da ra vì thế phải dùng một loại gạc chống dính chuyên dụng để băng bó vết thương. Một số bé bị nặng, tổn thương cả đường tiêu hóa, nên ăn uống rất khó, dinh dưỡng kém.

Hiện nay, khả năng chữa trị bệnh này không cao, những cách điều trị như ghép tủy xương hay điều trị gen mới chỉ đang trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là hỗ trợ băng bó đúng cách, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tránh nhiễm trùng, tránh di chứng sẹo...

Trẻ mắc các chứng bệnh EB phải luôn chống chọi với sự đau đớn. Những bóng nước phồng đỏ luôn sẵn sàng trực vỡ ra, nhiễm trùng các vết thương khi có sự tiếp xúc không đúng cách.

Người mắc các chứng bệnh EB không chết vì bệnh này, tuy nhiên, có thể tử vong do bị bội nhiễm như: nhiễm trùng, thiếu máu, các cơ quan bị suy yếu do không được cung cấp đầu đủ chất dinh dưỡng.
 
Theo Minh Vũ (Nguoiduatin.vn)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.