Thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu: Không khéo là phạm luật!

Theo Thượng tá Trần Sơn Phó Trưởng phòng Hướng dẫn Luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông (Cục cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt): Bất kỳ quy định nào cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật. Hiện chưa có điều khoản quy định nào bắt buộc người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải mang theo giấy chứng nhận đã nộp phí sử dụng đường bộ

Liên quan đến việc Bộ GTVT đềxuất thêm phương án thu phí bảo trì đường bộ đối với phương tiện giao thông quanhiên liệu, đặc biệt là cách thu bằng đồng hồ tính phí theo km lăn bánh trên xesử dụng nhiên liệu diezel, nhiều ý kiến cho rằng thiếu tính khả thi và làm khódoanh nghiệp vận tải. 

Theo Thượng tá Trần Sơn - PhóTrưởng phòng Hướng dẫn Luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông (Cục cảnh sátgiao thông đường bộ- đường sắt): Bất kỳ quy định nào cũng phải dựa trên cơ sởcủa pháp luật. Hiện chưa có điều khoản quy định nào bắt buộc người điều khiểnphương tiện khi tham gia giao thông phải mang theo giấy chứng nhận đã nộp phí sửdụng đường bộ. Do đó về mặt nghiệp vụ, CSGT không có thẩm quyền để kiểm tra loạigiấy tờ này.

Bên cạnh đó, Nghị định 34 củaChính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cóhiệu lực từ ngày 20-5, cũng không có quy định nào cho phép xử phạt các trườnghợp trên. Vì thế, trong trường hợp nếu thực hiện thu phí theo đề xuất của BộGTVT, CSGT sẽ không được phép xử phạt tiền, hay đình chỉ lưu hành phương tiệnchưa nộp phí sử dụng đường bộ.

Thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu: Không khéo là phạm luật!

Thượng tá Trần Sơn Ảnh: csgt.vn

Còn theo Ông Nguyễn Mạnh Hùng -Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam: Việc thu phí phải bảo đảm được nguyêntắc “đi nhiều đóng phí nhiều”, “đi ít thì đóng ít”, “không đi thì không phảiđóng”. Nhưng phương án 3 (thu phí qua giá xăng và lắp đồng hồ tính phí theo kmlăn bánh) mà Bộ GTVT đề xuất không đáp ứng được những nguyên tắc trên.

Thứ nhất, không chỉ phương tiệngiao thông đường bộ dùng xăng, mà nhiều loại hình khác cũng phải dùng. Do đó,không thực hiện sự chi trả cho họ là thiếu bình đẳng.

Thứ hai, cùng là thu phí thì phảithống nhất một cách thu, chứ không nên có nhiều cách thu khác nhau.

Thứ ba, hiện tại chưa có quy địnhnào bắt buộc các phương tiện phải lắp đặt thiết bị tính phí. Nếu thực hiện thìai sẽ bỏ tiền ra để lắp đặt, thậm chí lắp đặt rồi sẽ dẫn đến những chiếc xe ô tôkhác thường là có đến 2 đồng hồ đo cây số.

Ngoài ra, hằng tháng lại còn phảiđi đến các cơ quan chức năng đóng phí, tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Trongtrường hợp chưa lắp đặt thiết bị thì chủ phương tiện phải mua phí, khi tham giagiao thông phải cầm thêm tờ giấy đó đi, nếu không sẽ bị xử phạt và cấm lưu hànhlà vô lý, vì chẳng có quy định nào của pháp luật bắt họ phải thực hiện điều nàycả.

Theo ông Hùng, phương án thu theogiá xăng, dầu (phương án 1) là hợp lý nhất, khi phương tiện đi lại nhiều, sửdụng nhiên liệu nhiều thì đóng nhiều; đi ít đóng ít. Đồng thời, các loại hìnhkhác, sử dụng nhiên liệu nhưng không tham gia giao thông sẽ được hoàn trả, nhưthế sẽ bảo đảm sự công bằng.

Theo Trần Võ
Tiền Phong




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.