Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại “vểnh râu”

16h30, Quân tan học. Chị Hồng đón ngay tại cổng trường cho ăn uống qua quýt rồi đưa thẳng đến nhà cô giáo để học thêm. Nhà cô giáo cách trường khá xa, đi nhanh cũng mất 30 phút, đấy là chưa kể giờ tan tầm tắc đường. Nhiều hôm, con chị chỉ xin mẹ cho chơi với các bạn một lúc ở sân trường nhưng sợ muộn giờ học thêm nên chị không cho

Một nghịch lý lạ lùng: Học vỡ lòng phải học ngày học đêm mới mong theo kịpchương trình, trong khi học thạc sĩ, tiến sĩ lại phởn phơ “học mà chơi, chơi màhọc”. PV đã có dịp tìm hiểu một ngày đi học của một trẻ lớp 1 và thạc sĩ tương lai để thấy sự ngược đời này.

Trẻ lớp 1: Học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm

"Quân ơi! Dậy, dậy mau, chuẩn bị đi học con!...", "Quân ơi… ơ…ơi!". Âm thanhcàng tăng dần khi kim chỉ phút của đồng hồ nhích dần qua con số 12, ở thời điểm6 giờ sáng. Cứ như vậy, tiếng ồn ào, quát tháo, thậm chí cả đe doạ kéo dài ngótcả tiếng đồng hồ, cho đến khi chiếc xe máy của chị Hồng (Ao Sen, Hà Đông, HàNội) chở cậu con trai i tờ đeo theo chiếc cặp nặng trĩu hoà vào dòng người đôngđúc đến trường. "Những hôm mưa, lạnh, đi muộn, thằng bé còn chẳng kịp ăn sáng màchỉ hút tạm hộp sữa. Thằng bé lúc nào cũng lờ đờ như thiếu ngủ, ngồi trên xe màgục vào lưng mẹ ngủ gật. Thương con lắm nhưng biết làm thế nào được", chị Hồngngậm ngùi tâm sự.
Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại “vểnh râu”
Bài tập, bài tập và…bài tập! Thế mới có câu chuyện cười ra nước mắt khi một cậu học sinh sắp tốt nghiệp phổ thông mà không phân biệt nổi đâu là gà trống, đâu là gà mái. (Ảnh minh hoạ: gd.sohu.com).

16h30, Quân tan học. Chị Hồng đónngay tại cổng trường cho ăn uống qua quýt rồi đưa thẳng đến nhà cô giáo để họcthêm. Nhà cô giáo cách trường khá xa, đi nhanh cũng mất 30 phút, đấy là chưa kểgiờ tan tầm tắc đường. Nhiều hôm, con chị chỉ xin mẹ cho chơi với các bạn mộtlúc ở sân trường nhưng sợ muộn giờ học thêm nên chị không cho. Chị Hồng nói:"Khó khăn lắm mới xin được cho Quân vào lớp học thêm này. Vì cô dạy giỏi cótiếng".

Học ở nhà cô cũng có bài tập. Hôm nào cô cũng phát một tờ phiếu gồm 3-4 bài toánvà một bài tập viết. Cuối tuần, nghỉ 2 ngày, cô giao 2 phiếu. Mới đầu học kỳ 1,mỗi ngày con đã phải viết một trang rèn chữ. Mỗi tối rèn chữ mất 2 tiếng, rồicòn phải học những môn khác như: Tiếng Việt, Tập đọc, Toán, Thủ công... Cả ngàycậu bé học căng thẳng ở lớp, rồi học nhà cô đến 7h tối, về nhà ăn tối tắm rửaxong cũng đã 8h. Hai mẹ con lại tiếp tục đánh vật với bài vở cho đến gần 11 giờđêm. Mới đi được hơn 1 tháng mà Quân đã sút gần 2kg. Thương con nhưng vẫn phảicố ép con học, và không chỉ có các con mà bố mẹ cũng phải chạy theo, phải học“để cho kịp chương trình”. Chương trình Chúc bé ngủ ngon kết thúc và khuyên cáccháu nên đi ngủ lúc 9h30 nhưng chưa hôm nào, bé Quân học xong trước giờ đó.

Thứ bảy, Chủ nhật các thầy cô càng cho nhiều bài tập hơn ngày thường, thành thửcả gia đình chưa bao giờ có được buổi cuối tuần nghỉ ngơi trọn vẹn. Trong tuầncó bất cứ giờ trống nào là cháu lại được mẹ đưa đi học tiếng Anh, học kỹ năngsống… để bằng bạn bằng bè. Qua lời kể của chị Hồng và nhìn cậu bé đang ở tuổi ăntuổi chơi mặt mũi phờ phạc vì học, chúng tôi phần nào hình dung ra sự vất vảtrong việc học của những cô bé, cậu bé như Quân dù chỉ mới bước chân vào lớp 1.Những bậc phụ huynh như chị Hồng chỉ mong có một chương trình phù hợp với lứatuổi “búp măng” của các con, giúp các con có được niềm vui trong học tập.

Các thạc sĩ "học mà chơi, chơi mà học"

Đối lập với sự vất vả mệt mỏi của trẻ i tờ, học thạc sĩ quả thật giống như "cưỡingựa xem hoa".

Mang bầu 5 tháng, Huyền tranh thủ đi học thạc sĩ quản trị kinh doanh để “xóa mù”thạc sĩ, cho đỡ thua kém đồng nghiệp cùng phòng. Bạn bè bảo bụng to thế thì đihọc làm gì cho vất vả nhưng Huyền nghĩ khác. Đằng nào cũng bầu bí, không phấnđấu được việc cơ quan nên đi học cho đỡ đau đầu.

Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại “vểnh râu”
Ở những lớp đạo tạo sau đại học, việc “thạc sĩ” tương lai nằm ngủ trong khi thầy vẫn hăng say giảng bài là điều khá… bình thường (Ảnh minh hoạ: nguồn Yume)

Buổi học bắtđầu từ 17h30 nhưng cũng chỉ có lác đácvài người đến đúng giờ. Ngoài cổngtrường, tại những quán ăn thì lại rấtđông đúc, nhộn nhịp. Các học viên tranhthủ ăn lót dạ. Họ ngồi trong quán ănuống, cười đùa, trêu chọc nhau. Trongnhững câu chuyện phiếm, họ mỉa mai cáisự học của mình: "Có người thì bảo vì cơquan yêu cầu nên đi học cho đủ bằng cấp,chỉ cần có mặt đủ số buổi quy định là sẽqua, nếu muốn điểm khá thì chịu khó đầutư ít tiền, học làm gì cho mệt. Có kẻlại bảo học để phấn đấu cái ghế trưởngphòng. Có người lại nói vừa tốt nghiệpđại học tranh thủ đi học cao học luôn,có cái mác thạc sĩ cũng dễ xin việc hơn.7h tối họ mới lục tục kéo vào lớp vì giờđó thầy bắt đầu điểm danh…"- Huyền kể.

Không khí lớp học cũng thật lạ lùng.Thầy cứ giảng, học viên cứ làm việcriêng. Người ngồi bấm điện thoại, ngườitranh thủ chợp mắt, người buôn chuyện.Họ không cần nghe giảng, cũng không cầnghi bài. Thầy giảng bằng máy chiếu, cuốibuổi chỉ cần xin copy vào USB là xong.Họ học nhàn tênh, chẳng lo bị phạt vìnói chuyện hay bị gọi lên bảng trả bàinhư các cháu tiểu học.

Khi bụng đã ộ ệ, Huyền vẫn rất bìnhthản. Hôm nào thời tiết đẹp thì đi học,mưa thì ở nhà, đã có dịch vụ học hộ,điểm danh hộ. Thỉnh thoảng bị giao tiểuluận, chỉ cần mượn của đứa cùng lớp,thay đổi đoạn đầu, đoạn cuối một chút làxong. Hoặc công phu hơn là liên hệ mượnbài những học viên khóa trước rồi copyđến 90%. Đến kỳ thi thì câu chuyện cũngkhá đơn giản vì Huyền đã chuẩn bị sẵnmột số tiền cho việc học của mình. Cónhững môn, chỉ việc đến nhà thầy làxong, luận văn tốt nghiệp cũng là mộtkiểu xào nấu, tổng hợp nếu không gọitrắng ra là đạo chuyên nghiệp. Ở lớpHuyền, có những doanh nhân đi học nhưngvẫn bận kinh doanh thì đơn giản nhất làmua luận văn. Bỏ ra vài triệu là có thểthuê một sinh viên viết luận văn chomình. Học lớt phớt như thế, cuối khóa,các anh chị vẫn vui vẻ dắt bạn bè đikhao cái mác thạc sĩ.

Còn bao nhiêu trong số những ông bố bàmẹ đang tất tả cho những đứa trẻ vỡ lònghọc hành tối đa kia mong mỏi đến ngàycon mình trở thành thạc sĩ, tiến sĩ? Vàđể trở thành thạc sĩ, tiến sĩ như thếnày, liệu con họ có cần phải trả giábằng tuổi thơ vất vả và nặng nhọc đếnthế không?


TheoMẫn Chi
VietNamNet

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.