Trời mưa chỉ sợ… điện giật

Trận mưa đầu tiên trong mùa mưa năm 2010 ở Hà Nội để lại hậu quả đau xót: 3 phụ nữ chết do điện giật. Đợt mưa bão tiếp theo trong những ngày này lại khiến dư luận hết sức lo ngại về sự an toàn tính mạng cho người dân Thủ đô. Ngay cả khi ở trong nhà hay trên đường phố Hà Nội, khó có thể lường hết bất trắc sẽ xảy ra khi nước ngập, cây đổ và điện giật

Khi trời mưa, đường phố ngậpnước tuy chưa tới tủ điện. Nhưng do tủ đặt thấp, bộ phận tiếp đất kém, cácphương tiện ôtô, xe máy đi qua tạo sóng sẽ đẩy nước vào tủ điện, vô cùng nguyhiểm.

Trận mưa đầu tiên trong mùa mưanăm 2010 ở Hà Nội để lại hậu quả đau xót: 3 phụ nữ chết do điện giật. Đợt mưabão tiếp theo trong những ngày này lại khiến dư luận hết sức lo ngại về sự antoàn tính mạng cho người dân Thủ đô. Ngay cả khi ở trong nhà hay trên đường phốHà Nội, khó có thể lường hết bất trắc sẽ xảy ra khi nước ngập, cây đổ và điệngiật. Tiến hành tìm hiểu thực trạng điện tại Hà Nội, chúng tôi thấy giật mình vàlo lắng trước không ít nguy cơ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người dântrong những ngày mưa bão, ngập lụt. Vậy, người dân Thủ đô đang đứng trước nguycơ như thế nào và phải phòng tránh ra sao vào ngày mưa bão?

Những cái chết có nguyên nhântừ điện

Có lẽ, người dân Hà Nội vẫn chưahết bàng hoàng sau trận mưa ngập đầu tiên ở Hà Nội ngày 13/7 vừa qua. Dù trậnmưa chỉ diễn ra trong buổi sáng nhưng thiệt hại về người thì quá nặng nề. Đếnlúc này, người ta mới ngỡ ngàng nhận ra rằng, chỉ một chút sơ sảy là cướp đitính mạng con người mà lẽ ra có thể phòng tránh.

Trời mưa chỉ sợ… điện giật
Tủ điện đặt thấp, gây nguy hiểm vào ngày mưa ngập.

Vụ thứ nhất xảy ra tại cửa hànggas nằm ở phố Trương Định (Hai Bà Trưng - Hà Nội) khiến hai nhân viên bán hàngtử nạn. Những người xấu số đó là chị Bùi Thị Thoát và Bùi Thị Huế cùng trú tạiPhú Thọ. Theo điều tra ban đầu, cơn mưa lớn sáng 13/7 đã khiến cửa hàng gas ngậpnước, do chưa kịp ngắt cầu dao điện nên khi chị Huế và chị Thoát xuống tầng 1thì bất ngờ bị điện giật do rò điện. Mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay nhưng haichị đã tử vong.

Cũng trong sáng 13/7 một vụ tainạn thương tâm khác về điện xảy ra tại ngõ 158, phố Ngọc Hà (Ba Đình - Hà Nội).Nạn nhân là chị Nghiêm Xuân Mai, 20 tuổi, quê Thanh Hoá, hiện là sinh viênTrường Cao đẳng Dược Hà Nội. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy nguyên nhân vụtai nạn nói trên do tầng 1 căn nhà bị ngập nước (khoảng 30cm) gây ra tình trạngrò điện giật chết người...

Những vụ điện giật trong ngày mưagây chết người điển hình như trên là lời cảnh báo đau xót cho sự thiếu cẩn trọngtrong cả hệ thống cung ứng điện và người dùng điện. Nói về vấn đề này, Tiến sỹvật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, hiện nay xảy ra nhiều tai nạn về điện trongsinh hoạt là do không có biện pháp phòng ngừa. Người sử dụng điện không có kiếnthức về điện dù đã được học ở phổ thông và đại học. Bên cạnh đó, không ít ngườilắp đặt thiết bị điện cũng không có kiến thức về điện, không có tay nghề, lại"ăn cắp" thời gian thi công, ít vật liệu và không cẩn thận…

Có một thực tế nguy hiểm chongười sử dụng điện là thói quen làm ổ cắm điện thấp. Trước đây, khi không xảy ramưa ngập thì sự nguy hiểm không cao, trừ khi trẻ em nghịch ngợm do vừa tầm với.Tuy nhiên, đợt ngập lụt lịch sử tại Hà Nội mùa hè năm 2008 cho thấy tính chấtđặc biệt nguy hiểm của ổ cắm điện và thiết bị điện đặt thấp, hoặc ngay trên nềnnhà mà không được ngắt điện kịp thời. Đó là chưa kể đến tình huống nước mưa bắnvào thiết bị điện, sét đánh trong cơn mưa…

Sử dụng điện trong nhà gây nguyhiểm đến tính mạng như những trường hợp đã nói ở trên không phải là hiếm. Nhưngbên cạnh đó, tình trạng rò điện, những cái bẫy điện trên đường phố cũng có nhiềuđiều đáng nói. Cách đây chưa lâu tại quận 6 - TP Hồ Chí Minh, em Trần Trung Huy,10 tuổi, học sinh lớp 5 cũng đã bị điện giật chết khi đang đá bóng dưới mưa.Nguyên nhân được xác định là do trụ điện bằng bê tông bị rò điện khi gặp trờimưa….

Hệ thống điện Hà Nội còn cóyếu tố chưa an toàn

Theo cảnh báo của một số chuyêngia trong lĩnh vực điện, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát trên đường phố Hà Nộivà giật mình khi nhận ra, nguy cơ điện giật trên đường phố vào ngày mưa, ngậpnước là đặc biệt cao và nghiêm trọng. Hà Nội hiện đang là một đại công trườngvới những công trình hạ ngầm lớn. Thế nhưng, cùng với những thiết bị đã để lạitrên đường phố từ nhiều năm trước, đường phố Hà Nội hiện nay xuất hiện thêmnhiều tủ điện, bố trí dày đặc khắp các tuyến phố, điển hình như phố Lý ThườngKiệt, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phố Huế...

Các tủ điện nằm cách nhau vàichục mét, thậm chí chỉ 10m lại có một tủ điện. Những tủ điện đặt ngay dưới đất,cùng lắm là đặt trên trụ bê tông cao vài chục cm vừa gây mất mỹ quan đường phố,vừa gây mất an toàn giao thông lại vừa nguy hiểm nếu nước ngập vào tủ điện. Đặcbiệt, tủ điện này càng gây nguy hiểm khi đặt tại nhiều cổng trường học trênđường phố, có thể kể đến như trước cổng Trường mầm non B trên phố Phan Chu Trinhhay trên phố Thợ Nhuộm…

Khi trời mưa, đường phố ngập nướctuy chưa tới tủ điện. Nhưng do tủ đặt thấp, bộ phận tiếp đất kém, các phươngtiện ôtô, xe máy đi qua tạo sóng sẽ đẩy nước vào tủ điện, vô cùng nguy hiểm. Thửtưởng tượng tình huống khi nước ngập, tủ điện bị chập mà cơ quan điện lực chưakịp cắt điện thì cả khu phố sẽ bị rơi vào nguy hiểm như thế nào?

Xung quanh việc hạ ngầm cáp điện,dư luận cũng đặc biệt quan tâm đến sự an toàn khi mưa ngập vào hệ thống này. Cácchuyên gia cho rằng, việc hạ ngầm được tiến hành trên cơ sở tuân thủ tiêu chuẩnkỹ thuật đảm bảo. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chính là chất lượng thi công côngtrình này, mà sự bất hợp lý khi đặt hàng loạt các trụ điện trên là một ví dụ.Bởi thế, lường trước nguy cơ mất an toàn khi đường dây đưa vào sử dụng mà cáctrụ điện bị ngập nước cùng những kẽ hở khác là điều phải tính tới ngay từ bâygiờ.

Phải từ bỏ nhiều thói quennguy hiểm

Đối với điện sử dụng trong giađình, lời khuyên của Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải là: phải ngắt cầu dao ngay lập tứckhi thấy có mưa ngập để tránh rò điện từ thiết bị điện. Kê cao thiết bị điện vừaphòng tránh mưa ngập, vừa tạo sự thông thoáng cho thiết bị tỏa nhiệt, máy thoángsẽ ít hỏng hơn.

Người dân phải từ bỏ một số thóiquen nguy hiểm trong dùng điện, đó là thói quen "lắc lắc" phích cắm trước khirút ra khỏi ổ cắm thay vì rút thẳng. Thói quen đó sẽ khiến cho kẹp đồng trong ổđiện bị lỏng, đánh lửa, ổ cắm nóng lên gây cháy. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cầntừ bỏ thói quen sử dụng điện không bảo hành, bảo trì. Ví dụ như dùng quạt 3 nămkhông lau dầu, không lau bụi bẩn thì chính bụi bẩn sẽ tạo ma sát, khi mưa xuốngsẽ dẫn điện. Đặc biệt, trong ngày mưa có sấm sét, người dân tuyệt đối không sửdụng điện thoại, nhất là điện thoại di động.

Nguy cơ ngập úng tại Hà Nội theodự đoán sẽ còn kéo dài. Bởi vậy, để tránh bị điện giật trong ngày mưa, tốt nhấttrước khi đi làm người dân nên tắt cầu dao và những thiết bị không cần thiết,trừ tủ lạnh. Đặc biệt, không để thiết bị nối với điện dưới nền nhà, vì khi nướcngập, người mở cửa bước vào nhà sẽ bị điện giật ngay tức thì. Tiến sỹ Khải cũngcảnh báo, hiện nay ở nhiều vùng dân cư kể cả ngoại thành Hà Nội vẫn sử dụng dâyđiện trần, như xã Ninh Sở của huyện Thường Tín, phải thay vào đó là dây điện bọcđể đảm bảo an toàn...

Trước cảnh báo của các nhà chuyênmôn, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, Điện lực Hà Nội cần kiểm tralại sự an toàn của các tủ điện trên đường phố. Đối với nhà riêng, mỗi gia đìnhcũng phải nhờ người có kiến thức về điện kiểm tra mức độ an toàn cho các thiếtbị điện trong gia đình, đặc biệt là trước mùa mưa bão.

Theo Xuân Luận - Việt Hà
CAND
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.