Vụ rượu 29 Hà Nội: Pha "nhầm" cồn đánh bóng... vecni

Sau khi bị bắt khẩn cấp, ông Nguyễn Duy Vường, giám đốc công ty rượu nếp 29 Hà Nội đã khai nhận với cơ quan cảnh sát điều tra việc pha "nhầm" cồn công nghiệp chủ yếu được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vecni… để pha vào rượu và bán ra thị trường.

Sau khi bị bắt khẩn cấp, ông Nguyễn Duy Vường, giám đốc công ty rượu nếp 29 Hà Nội đã khai nhận với cơ quan cảnh sát điều tra việc pha "nhầm" cồn công nghiệp chủ yếu được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vecni… để pha vào rượu và bán ra thị trường.


Theo cơ quan điều tra, sau khi bị bắt khẩn cấp, ông Nguyễn Duy Vường (46 tuổi), giám đốc công ty rượu nếp 29 Hà Nội đã khai nhận với cơ quan cảnh sát điều tra Quảng Ninh việc pha "nhầm" cồn công nghiệp vào rượu bán ra thị trường.
 
Giám đốc công ty rượu 29 thú nhận việc pha "nhầm" cồn công nghiệp vào
rượu bán ra thị trường

Theo cơ quan điều tra, 15 người bị ngộ độc, trong đó có 6 người đã tử vong do uống rượu nếp 29 Hà Nội có nồng độ Methanol cao hơn 2000 lần ở mức cho phép. Sau khi bị bắt khẩn cấp, bước đầu ông Nguyễn Duy Vường đã khai nhận tại cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Quảng Ninh về nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do bản thân đã không kiểm soát quá trình nhập cồn vào để pha chế rượu dẫn đến nhập “nhầm” cồn công nghiệp thay vì nhập cồn thực phẩm.

Cũng theo ông Vường, lô cồn thực phẩm thường được đơn vị nhập từ một đơn vị bên ngoài về để chế biến, sản xuất ra rượu.

Ông Vường cũng thừa nhận theo quy trình thì sau khi sản xuất rượu xong phải kiểm tra lại nồng độ Methanol rồi mới đóng chai. Tuy nhiên, khâu này đã bị bỏ qua nên mới có rượu độc được bán ra thị trường.

Theo lý giải của cơ quan chức năng, 2 loại còn này đều chung công thức hóa học, là chất chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước, dễ bay hơi, dễ cháy, mùi thì phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất ra chúng.

Cồn thực phẩm nồng độ tiêu chuẩn thường là 98% và loại bỏ hoàn tạp chất nên dùng để sản xuất rượu, đồ uống có cồn, nước ướp gia vị, chiết xuất dược liệu, pha chế thuốc, vệ sinh, sát trùng, mỹ phẩm…

Còn cồn công nghiệp thì vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn tạp chất nồng độ của nó thường giao động khoảng 95% trong đó 5% có thể là methanol hoặc cồn ipa. Cồn công nghiệp chủ yếu được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vecni…

Do giá thành rẻ nên có rất nhiều người đã vì lợi nhận mà pha vào rượu đem bán đặt biệt là ở nước ta thời gian quan có rất nhiều người tử vong do tính chất độc hại trong cồn công nghiệp gây ra.

Công an Quảng Ninh đang tích cực điều tra, hoàn thiện hồ sơ để làm rõ trách nhiệm liên quan từ cán bộ pha chế, kiểm soát sản phẩm của công ty này.
 
Theo Ngọc Phạm (Nguoiduatin.vn)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.