Vụ tai nạn tại cầu Sêrêpôk: "Mẹ ơi về với con"

Trong tiếng trống nhạc lễ từng hồi, tiếng khóc đòi mẹ của đứa trẻ 5 tuổi phía sau quan tài đã làm trăm người khách đến viếng đôi vợ chồng tử nạn tại cầu Sêrêpôk ứa lệ.

Trong tiếngtrống nhạc lễ từng hồi, tiếng khóc đòi mẹ của đứa trẻ 5 tuổi phía sau quantài đã làm trăm người khách đến viếng đôi vợ chồng tử nạn tại cầu Sêrêpôk ứalệ.

Sáng 19/5, dọcquốc lộ 26 từ Buôn Ma Thuột đi Nha Trang và sâu trong những con đường đất đỏdẫn vào các buôn làng của ba huyện Krông Pắk, EaKar, M"Đrắk, cờ tang phủxuống khắp nơi. Tiếng nhạc đưa tiễn những người xấu số trong vụ tai nạn xekhách lao xuống cầu Sêrêpôk vang rền như ai oán.

Vừa rẽ vàoquốc lộ 26 vài chục mét, Buôn A, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk là một căn nhànhỏ, nơi mà cách chưa đầy một tuần, mọi người vẫn còn thấy bé Lê Thị BíchTrâm (5 tuổi) đùa giỡn trong vòng tay của hai vợ chồng chị Trần Thị ThanhTrúc và anh Lê Công Bằng.

Vụ tai nạn tại cầu Sêrêpôk: "Mẹ ơi về với con"

"Mẹ ơi về với con", bé Bích Trâm khóc gọi mẹ. Ảnh: An Nhơn.

Hôm nay, cũngtrong căn nhà ấy, hai chiếc quan tài đã nằm giữa nhà trong tiếng khóc nức nởcủa người thân. Cậu con trai 21 tuổi Lê Công Trình trong chiếc khăn tangtrắng chỉ biết đưa ánh mắt đỏ hoe nhìn chăm chăm vào di ảnh bố mẹ. Khi cókhách viếng, Trình lại đứng dậy và chấp tay xá. Trong tiếng nhạc tang lễ,tiếng trống từng hồi, thi thoảng lại nghe tiếng khóc trẻ con gọi “Mẹ ơivề với con” của bé Trâm, con gái út của vợ chồng anh Bằng. Sự ra đi độtngột của đôi vợ chồng 40 tuổi khiến hai anh em Trình giờ phải sống cảnh mồcôi.

Anh Bằng làtái xế của xe khách Quyết Thắng. Theo phân ca, khi xe tới Trạm dừng chân ởhuyện Bù Đăng (Bình Phước), anh sẽ lái thay cho tài xế Lâm, người trực tiếpđể xe lao xuống sông Sêrêpôk. Hôm đó chị Trúc bế bé Trâm theo chồng để vàoSài Gòn thăm con trai đang học năm 2 Đại học Thể dục Thể thao. 21h, nhậnđược điện thoại của tài xế Lâm là xe đã đến, vợ chồng họ cùng con gái lênchuyến xe định mệnh.

Vụ tai nạn tại cầu Sêrêpôk: "Mẹ ơi về với con"

Lê Công Trình trước di ảnh bố mẹ. Ảnh: An Nhơn.

“Buổi chiềumẹ có gọi nói là sáng vào thăm con. Mẹ hỏi tôi có ăn gì không để mang theo.Tôi nói mẹ vào thăm con là quý rồi. Như có linh tính điều gì chẳng lành,chuyến vào của mẹ khác với những lần trước nên tối đó tôi ngủ không được.Đến 1h sáng 18/5, tôi nhận điện thoại của mợ nói là ba mẹ và em gái bị tainạn”, Lê Công Trình, con trai của chị Trúc kể.

Tai nạn làmhai vợ chồng anh Bằng kẹt trong xe khách chết tại chỗ. Bé Bích Trâm bị văngra ngoài khi xe khách lao xuống sông và là nạn nhân được người dân cứu đầutiên trong vụ tai nạn. Chỉ bị xây xát phần ngoài, chiều 18/5, Bích Trâm đãxuất viện.

Khi vềnhà, gia đình sợ cháu bị ám ảnh nên cho nằm ở nhà gần bên. Nhưng Trâm cứkhóc gọi mẹ liên tục làm mọi người không thể cầm được nước mắt. Khi nhìnthấy di ảnh của cha mẹ, con bé lại khóc và ngất lịm”, anh trai anh Bằngkể.

Tại huyện EaKar, nơi đượcxem là đại tang với 9 người xấu số chết trong vụ tai nạn.Đa số trường hợp đều là học sinh, sinh viên bắt xe lên TP HCM để học. Sángnay, nghĩa trang của xã Cư Ni đã đón nhận thi thể của sinh viên Nguyễn HữuSơn (22 tuổi).

Con đường bụiđỏ 720 dẫn vào nhà Sơn ngập giấy vàng mã. Nhiều bạn bè cũng lặn lội từ SàiGòn về để đưa tiễn Sơn lần cuối. Bố Sơn cho biết, cậu học năm 3 khoa Côngnghệ của Đại học sư phạm kỹ thuật. Lần này, Sơn về với 4 người bạn khác cùnghuyện Eakar để dự đám cưới bạn học cấp 3. Trong chuyến xe định mệnh ấy, Sơnvà hai người bạn đã tử nạn, hai người còn lại bị thương.

Vụ tai nạn tại cầu Sêrêpôk: "Mẹ ơi về với con"

Đại tang ở buôn làng. Ảnh: An Nhơn.

Thường thìTết nó mới về nhà chứ không về giữa năm. Trước khi rời khỏi nhà tối hôm đó,nó bảo Tết sẽ về và dặn cha mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe. Không ngờ nó lại rađi trước tôi…”, người bố rưng rưng nước mắt.

Cách nhà Sơnkhoảng 10 km, đoạn đường đất đỏ sình lầy, gập ghềnh và những vườn cà phê bạtngàn, người dân buôn làng Ea Kmut vẫn thường thấy cô giáo Hà Thị Lan (50tuổi) lặn lội lên vùng cao gieo chữ cho trẻ em vùng dân tộc Ê Đê. Sáng nay,hàng chục vòng hoa của học sinh, giáo viên đã đặt trước linh cữu của cô giáotừng trồng nhiều thế hệ nên người.

Thầy Phan XuânThắng (51 tuổi), chồng cô Lan cho biết, cách nay khoảng 6 tháng, cô pháthiện mình bệnh tim. Từ đó đến khi bị nạn, hàng tháng cô Lan phải xin phépnhà trường nghỉ hai ngày để lên Sài Gòn tái khám và mua thuốc. Hôm đi cuốicùng, thầy Thắng đưa vợ bằng xe máy 14 km ra quốc lộ 26 để bắt xe kháchQuyết Thắng. Trước khi đi, cô Lan vẫn không quên nấu đồ ăn mang theo cho cậucon trai út đang học cấp 3 tại thị trấn Eakar. Đến 7h sáng hôm sau thì giađình hay tin cô bị nạn.

Theo gia đình,sau khi ra trường và dạy một năm dạy học ở huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh),năm 1987, hai vợ chồng cô Lan xin về về huyện Eakar để gieo chữ cho trẻ dântộc. Năm 1996, cô Lan tự nguyện xin lên dạy cho trường cấp 2 Phan Đình Phùngở xã Eaô, đây là trường vùng 3 (nơi khó khăn) của huyện.

Lúc đầu vềđây, hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn vì trở ngại về ngôn ngữ, về cuộc sống.Hàng ngày, cả hai phải đạp xe hàng chục km để đến trường. Có khi đường lầylội không về được phải trú lại trong căn nhà tạm bợ của trường”, thầyThắng nói.

Trong lễ tangcủa cô Lan, ngoài các học sinh trong trường, nhiều cựu học sinh nay đã thànhđạt, trong đó có nhiều người dân tộc đã đến viếng. “Vậy là từ nay cô Lankhông còn phải cực khổ với học sinh vùng cao nữa rồi”, một cựu sinh viênngậm ngùi trước linh cữu cô.

TheoAn Nhơn
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.