Xóm đàn bà bám trụ giữa lòng Hà Nội

Gần chục người đàn bà sống với nhau trong một xóm trọ tồi tàn. Đây là chốn nương thân của họ sau cả ngày trời mưu sinh bán dạo bóng bay dọc ngang khắp Hà Nội. Hàng tháng trời, những người phụ nữ ấy chịu cảnh xa chồng, xa con mong kiếm tiền lo cho gia đình ở quê.

Gần chục người đàn bàsống với nhau trong một xóm trọ tồi tàn. Đây là chốn nương thân của họ saucả ngày trời mưu sinh bán dạo bóng bay dọc ngang khắp Hà Nội. Hàng thángtrời, những người phụ nữ ấy chịu cảnh xa chồng, xa con mong kiếm tiền lo chogia đình ở quê.

Cuộc mưu sinh của họ chốn đôthành thấm đẫm nước mắt và nụ cười, kết lại thành những chuyện đời dài dằngdặc.

Xóm đàn bà

Xóm trọ nhỏ nằm hun hút trongmột con ngõ trên đường Cầu Giấy. Ngay trước cổng xóm là những ngôi mộ cũ kỹ.Gọi là “xóm”, thực chất đây là khu nhà tạm, bãi đất xây dựng hoang phế đangđược xây dựng dở dang.

Chị Đỗ Thị Hạnh – quê HưngYên cho hay, cả thảy 5 phòng trọ, hơn chục người, mỗi người chỉ mất khoảng200 nghìn đồng/tháng. Đó quả là cái giá thuê nhà “không tưởng” ở đất Hà Nộiđắt đỏ này.

Xóm đàn bà bám trụ giữa lòng Hà Nội
Sinh hoạt buổi sáng sớm ở “xóm đàn bà” chật chội, bất tiện.

Thế nhưng, khoản phí ởtrọ khá rẻ ấy gộp với tiền ăn uống, sinh hoạt hằng tháng cũng là cả mộtvấn đề đối với những người dân “ngụ cư” ở đây vì: “Giá cả bây giờ tăngchóng mặt. Hàng hóa ế ẩm, khó bán hơn trước bao nhiêu, mà người đổ vềbuôn bán nhiều hơn, khó khăn lắm. Dạo trước mỗi ngày có khi cũng kiếmđược 200, 300 nghìn tiền lãi, trừ đi ăn uống, cũng còn kha khá tích cóp.Nhưng bây giờ, chẳng được đến từng ấy mà tiền ăn tiền ở lại tăng” – lờichị Hạnh tâm sự.

Vì sự khó khăn ấy nên hầu nhưcả ngày xóm im lìm như không có người ở. Họ đi làm từ tinh mơ đến tối mịt.Chị Hồng, cũng người Hưng Yên – một trong những thành viên lâu năm nhất tạiđây cho biết, xóm có gần chục người, cùng quê Hưng Yên, Hà Nam, mà hầu hếtlà đàn bà con gái ở với nhau.

“Đàn bà thì mới ăn ở được thếnày, chứ các ông mà lên đây, chưa chắc chịu được ba bảy hai mươi mốt ngày” –một chị nói.

Mà quả đúng thế. Tuy xóm có 5phòng nhưng mỗi phòng bé tí xíu. Cửa chỉ một người đi lọt. Nhà vệ sinh, kiêmkhu giếng nước sinh hoạt chỉ đủ một người ngồi. Cổng ra vào dắt cái xe cũngphải “khéo”. Nhìn cách các chị, các cô xếp sắp đồ đạc, từ chiếc xe, hànghóa, cần móc (để treo bóng), quần áo và hàng trăm thứ đồ lỉnh kỉnh kháctrong gian phòng chỉ khoảng 6, 7 mét vuông thì đủ biết các chị chẳng dễ dàngđể tính toán, xoay xở khi sống ở đây.

Chị Hồng cùng một người bạncùng xóm trọ miệt mài ngồi bơm căng những quả bóng bị xẹp hơi, “vá” lạinhững quả bóng bị thủng rồi khéo léo sửa soạn lại tất cả hàng hóa của mìnhlên xe đạp. Một cái chậu nước con con, hộp keo 502, cái bơm bóng bằng nhựacũ kỹ và chiếc xe đạp lùm xùm những quả bóng đủ hình dáng, sắc màu… chính làbạn, là cần câu cơm của các chị.

“Vất vả lắm, nhưng chẳng biếtlàm gì khác. Đất chật người đông mà!” – chị Hồng khe khẽ nói.

Năm nay 32 tuổi, nhưng chịcũng đã có tròn 7 năm sống ở Hà Nội. 7năm trời chị kinh qua nhiều nghề, từcửu vạn, bán hoa quả, bán rau…

Chị tâm sự: “Cách nay vàinăm, tôi còn khỏe mạnh lắm, cứ hùng hục lao đi làm đủ nghề, đủ kiểu. Cứ laođi như thiêu thân suốt từ sáng đến tối. Thế rồi bị lao phổi, chạy chữa mãimới đỡ được. Sức khỏe yếu hơn, nên cuối cùng chọn cái nghề này. Vốn ít,không quá lao lực, lại có lợi thế là thông thạo đường sá”.

Mấy chị bạn cùng xóm nghe chịnói, thì che miệng cười bảo, cứ nói không lao lực, cô ấy chỉ đốt sức thôi.Ngày mưa, ngày nắng cũng lao đi, bây giờ mà khám lại không biết phổi nó cònđược bao nhiêu phần khỏe mạnh!

Xóm trọ tự nhiên lặng đi,chẳng ai nói gì thêm. Ai cũng đều hiểu, đằng sau sự lao lực ấy là những cốgắng cùng tận của mỗi người vì cuộc sống.

Lao lực vẫn bám trụ

Phải 3, 4 lần hẹn, tôi mớigặp được chị Hồng ở nhà, để nghe chị tâm sự đôi chút về những năm tháng kinhqua của chị ở Hà Nội. 7 năm trời là khoảng thời gian không ngắn ngủi, đã đểlại cho chị biết bao kỷ niệm.

“Ngày nào mới theo một chị họhàng lên đây làm giúp việc cho nhà người ta, tôi vẫn còn lớ ngớ, chẳng biếtđâu vào đâu, thế mà nay cũng đã quen hết, như “ma xó” ở đây rồi” – chị cườinói vui.

Chiếc xe chở bóng bay theochị đi khắp nơi. Ngày mưa cũng như ngày nắng. Nhiều hôm dông bão, gió mùabạt cả bóng, đổ cả xe… chị vừa sợ cho mình vừa nơm nớp sợ bóng bị “nổ” là lỗvốn.

Xóm đàn bà bám trụ giữa lòng Hà Nội
Chị Hồng đang sửa sang lại hàng, chuẩn bị một ngày làm việc mới.

Chị tâm sự rất thật rằng,nhiều khi bán hàng cho khách mà không tránh được nỗi chạnh lòng: “Thấyngười ta mua bóng bay cho con, lại nghĩ đến con mình chẳng bao giờ đượcchơi món đồ chơi nào tử tế. Nhìn đôi lứa người ta tặng bóng bay chonhau, lại nghĩ đến mình lấy chồng gần 10 năm, chưa từng được nhận mộtbông hoa, một món quà… Những lúc tủi thân ấy, chỉ biết tự an ủi mình.Nhưng nhiều khi mưa bão, nắng gắt, ế hàng, hay bị xua đuổi trên phố,nước mắt cứ trào ra không nén được”.

Nhớ lại những năm 2005 khimới lên Hà Nội, trước khi đi bán hàng chị từng đi làm ô sin cho một gia đìnhở Ngọc Khánh. Khổ nỗi, ngay từ lần đầu tiên, chị đã gặp phải gia chủ ghêgớm, chẳng ra gì. Chịu không nổi, chị đành xin nghỉ, chuyển sang nghề bánhàng rong.

“Nhà chủ đó hai vợ chồng đềutrí thức, có học, Ông chồng đạo mạo lắm, vậy mà một hôm lại định “làm trò”.Tôi hoảng quá, vội vàng nói với bà chủ. Không ngờ bà ta chẳng những bảo banchồng, mà còn lớn tiếng vu oan đổ vạ cho tôi. Cực, nhục, tôi nghỉ việc, ngậmngùi không lấy tiền công hơn nửa tháng trời làm ở đó”.

Tiền không có, nhà không có,chị lang thang vào ngủ nhờ dưới mái hiên một ngân hàng ở khu vực Cầu Giấy.Tủi cực, chị ngồi khóc rưng rức.

“Sợ nghề giúp việc từ đó, tôiđánh liều vào mấy khu xây dựng xin làm phụ hồ, sau đó hết việc thì theo mấyngười quen ở đó đi làm cửu vạn… Ngày ấy còn chưa biết thuê trọ, mấy chị emcứ xin ở nhờ nhà chủ, hoặc xin vào chùa ngủ nhờ. Tài sản chỉ có chiếc xeđạp, đôi quang gánh và túi quần áo, chúng tôi đi khắp các phố các phường,không nghề gì là không nhận...”.

Cũng có lẽ vì làm việc quásức mà gần đây chị hết đau lưng, thoái hóa khớp lại đến huyết áp…

“Bệnh tật thật đấy, nhưngkhông làm thì chẳng ai làm thay mình. Thôi thì sống chết có số cả, chỉ mongông trời cho chân cứng đá mềm, bám trụ nốt ở đất Hà Nội này cho đến khi concái học hành xong, tôi mới yên tâm về quê được” – chị Hồng tâm sự.


Theo VNN



Thông tin người sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ như nào theo quy định mới?
Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) và hồ sơ địa chính đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến quy định cụ thể thông tin người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi Giấy chứng nhận.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.