Xử phạt nặng trước giờ G

Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho rằng đây là thời gian thực hiện thí điểm trước khi nhân rộng ra toàn thành phố nên mọi phương án thực hiện cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự linh hoạt cao; sau mỗi tuần thực hiện đều phải tổ chức các cuộc họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm cho các tuần tiếp theo

 Tại buổi triển khai thực hiện nghị định 34 của thành phố Hà Nội hôm nay, đại diện Sở GT-VT Hà Nội cho biết, lực lượng liên ngành đã sẵn sàng cho cho giờ G.

Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho rằng đây là thời gian thực hiện thí điểm trước khi nhân rộng ra toàn thành phố nên mọi phương án thực hiện cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự linh hoạt cao; sau mỗi tuần thực hiện đều phải tổ chức các cuộc họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm cho các tuần tiếp theo. “Sẽ rất khó khăn và còn nhiều vấn đề cần làm và rút kinh nghiệm trong thời gian tới, tuy nhiên việc xử phạt người vi phạm theo nghị định mới vẫn phải thực hiện nghiêm từ ngày mai”, ông Khôi nhấn mạnh.

7 nhóm vi phạm chính

Đề cập kế hoạch triển khai ngày mai (20/5), ông Thạch Như Sỹ, Chánh thanh tra, Sở GT-VT Hà Nội cho biết, bắt đầu từ sáng sớm lực lượng liên ngành gồm: Thanh tra GT-VT, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát 113, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý trật tự xã hội và công an xã, phường sẽ ra quân xử phạt người vi phạm giao thông tại khu vực nội thành theo nghị định 34.

Xử phạt nặng trước giờ G
Từ ngày mai, người vi phạm giao thông tại khu vực nội thành sẽ bị xử phạt nặng. Ảnh: Trọng Đảng.

Theo ông Sỹ, có 7 nhóm vi phạm chính được liên ngành xử phạt từ 20/5, gồm: không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường, người hướng dẫn giao thông; dừng đỗ không đúng nơi quy định; đón trả khách trái phép; đổ phế thải không hợp pháp; sử dụng phương tiện không đúng chủng loại, tự chế, hết niên hạn sử dụng; chạy quá tốc độ; điều khiển phương tiện uống rượu bia. “Nếu từ ngày mai, người dân vi phạm theo một trong các nhóm vi phạm này sẽ bị phạt nặng với mức tăng từ 2 đến 5 lần, thậm chí là 20 lần so với hiện tại”, ông Sỹ nhấn mạnh.

Cùng với việc xử phạt người vi phạm giao thông, lực lượng liên ngành sẽ tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác hướng dẫn giao thông, phân luồng chống ùn tắc tại các tuyến đường, các nút giao thông, đặc biệt là 46 nút giao thông thường xuyên có nguy cơ xảy ra ùn tắc.

Ông Sỹ cho biết thêm: Theo kế hoạch đã được thành phố Hà Nội phê duyệt, ngoài 10 quận nội thành thì ở các tuyến đường vành đai, giáp ranh giữa nội và ngoại thành như Phạm Hùng, An Dương Vương, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng, Khuất Duy Tiến (đoạn từ Trần Duy Hưng đến Pháp Vân - Giải Phóng) và đường 1B (đoạn từ cầu Thanh Trì đến Trạm Thu Phí cầu Phù Đổng), nếu người dân vi phạm giao thông, sẽ bị xử phạt nặng.

Ba tổ xử phạt liên ngành

Theo phương án thực hiện nghị định 34 được đại diện Sở GT-VT đưa ra tại hội nghị triển khai hôm nay, lực lượng chức năng sẽ thành lập ba tổ công tác liên ngành (gồm số 1, số 2, số 3) để xử phạt người vi phạm giao thông trong khu vực nội thành.

Với tổ số 1, do cảnh sát giao thông – công an thành phố Hà Nội làm tổ trưởng, nhiệm vụ chính sẽ tập trung xử lý các vi phạm chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: xe khách, xe taxi dừng đỗ đón trả khách, chạy sai luồng tuyến quy định, hoạt động của bến bãi trái phép. Trọng tâm trên các tuyến đường: Giải phóng, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Hùng, Phạm văn Đồng, Đường 6, Láng Thượng, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Nguyễn Khoái và hỗ trợ các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên.

Xử phạt nặng trước giờ G
Khu vực nội thành được khoanh vùng để xử phạt vi phạm giao thông theo nghị định 34. Ảnh: Trọng Đảng.

Tổ số 2, do thanh tra Sở GT-VT Hà Nội làm tổ trưởng, nhiệm vụ chính là tập trung xử lý các phương tiện vi phạm môi trường giao thông, xe quá khổ, quá tải trên các tuyến đường: quốc lộ 1, quốc lộ 5, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, An Dương Vương, Nguyễn Khoái, Láng – Hòa Lạc, các tuyến đường vành đai và hỗ trợ các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa.

Tổ số 3, do cảnh sát trật tự - công an thành phố làm tổ trưởng, nhiệm vụ trọng tâm là xử lý các phương tiện dừng đỗ không đúng nơi quy định, các vi phạm gây mất an toàn, ùn tắc giao thông như: đào đường, đào hè, lấn chiếm lòng lề đường tại các trục hướng tâm vào thành phố, gồm khu vực bờ hồ, phố Huế, Bà Triệu, Tràng Thi, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Điện Biên Phủ, các khu vực khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại và hỗ trợ các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

Người dân vẫn lúng túng

Theo Sở GT-VT Hà Nội, cho đến 17h chiều nay toàn bộ các biển báo, vạch sơn trên các tuyến đường vành đai, đường giáp ranh giữa nội và ngoại thành đã được cắm biển để người dân phân biệt được khu nội và ngoại thành trong việc xử phạt giao thông theo nghị định 34.

Xử phạt nặng trước giờ G
Nhiều khu vực đường vành đai trong ngày hôm nay đã được Sở GT-VT cắm các biển hướng dẫn. Ảnh: Lê Hiếu.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với chúng tôi, nhiều hộ dân sống tại các khu vực giáp danh này, vẫn chưa biết hoặc chưa thể phân biệt được ranh giới cũng như các tuyến đường sẽ bị phạt theo nghị định mới này. Anh Nguyễn Minh Cường, một người dân ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm cho biết: "Quyết định phân ranh giới giữa nội và ngoại thành và các biển báo triển khai sát ngày quá nên người dân chúng tôi chưa kịp nắm bắt thông tin. Nhiều biển báo, tuyến đường ở khu vực chúng tôi mai thực hiện nhưng chiều tối nay mới thấy lực lượng chức năng đến sơn, vạch lại làn đường, rồi chôn các biển báo".

Tương tự, nhiều tài xế taxi hôm nay cũng lo "sốt vó" không biết ngày mai mình sẽ đậu ở đâu vì các khu vực cũng như biển báo được phép taxi đậu đỗ vẫn chưa thấy phân định. "Với mức phạt cao hơn hiện tại từ 2 - 5 lần mức hiện tại, nếu bị phạt theo nghị định mới thì chúng tôi có nguy cơ phải đi làm công không cả tuần mới đủ tiền nộp phạt", anh Nguyễn Văn Nam tài xế của hãng taixi Hương Lúa lo lắng.

Một trong những nội dung xử phạt của nghị định 34:

Khi dừng xe, mở cửa xe không đảm bảo an toàn và gây ra tai nạn ở ngoại thành bị phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng, trong khi trong nội thành lên đến 1.400.000 – 2.000.000 đồng. Điều khiển ôtô không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn biển báo hiệu, vạch kẻ đường; bấm còi hoặc gây ồn ào trong đô thị và khu dân cư trong thời gian từ 22h đến 5h sáng ở ngoại thành bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng, nhưng ở nội thành từ 300.000 - 500.000 đồng. Đậu ôtô dưới lòng đường hè phố trái quy định ở ngoại thành bị phạt từ 300.000 – 500.000 đồng, còn ở nội thành là 600.000 - 1.000.000 đồng...

Theo Xử phạt nặng trước giờ G



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.