6 dấu hiệu dễ nhận biết nhất báo hiệu trẻ có thể đang bị bạo hành ở trường

Kiểm tra thân thể, quan sát biểu hiện và nhìn sâu vào mắt là cách giúp cha mẹ phát hiện trẻ có đang bị bạo hành ở trường học hay không.

Kiểm tra thân thể, quan sát biểu hiện và nhìn sâu vào mắt là cách giúp cha mẹ phát hiện trẻ có đang bị bạo hành ở trường học hay không.

Những ngày vừa qua, vụ việc bé gái 1 tháng tuổi tại Hà Nam bị người giúp việc bạo hành dã man chưa kịp lắng xuống, dư luận tiếp tục hoang mang trước câu chuyện nhóm bảo mẫu trường mầm non tư thục Mầm Xanh (phường Hiệp Thành, quận 12, Tp.HCM) có hành vi đánh đập trẻ tại nơi trông dữ.

6 dau hieu de nhan biet nhat bao hieu tre co the dang bi bao hanh o truong - 1

Bảo mẫu dùng bình nhựa đánh vào đầu trẻ (Ảnh cắt từ clip của báo Tuổi trẻ)

Không chỉ 2 vụ việc trên, mà trong những năm gần đây, liên tiếp nhiều vụ việc trẻ nhỏ bị bạo hành bị phát hiện. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe, thể chất mà còn gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần sau này của một đứa bé. Các bé sẽ luôn bị ám ảnh bởi những trận đòn roi, những lời mắng nhiếc, sỉ vả từ những người mà chúng yêu mến gọi là thầy giáo, cô giáo. Rất may, những vụ việc này đều được cơ quan chức năng và các bậc phụ huynh phát hiện kịp thời.

Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều trường hợp khác trẻ có thể bị bạo hành nhưng chưa được phát hiện. Vì thế, để đảm bảo tương lai của trẻ ngay từ những ngày đầu ngây thơ, cha mẹ, những người thân yêu cần quan tâm hơn nữa trong việc phát hiện, ngăn chặn các đối tượng xấu xung quanh trẻ.

6 dau hieu de nhan biet nhat bao hieu tre co the dang bi bao hanh o truong - 2

Trẻ bị bạo hành thường ám ảnh tâm lý cực lớn khi trưởng thành. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là những biểu hiện ở trẻ khi đi học về cha mẹ cần đặc biệt chú ý vì rất có thể nó là dấu hiệu cho thấy bé đang bị bạo hành tại trường học:

1. Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều vết bầm tím

Đây chắc chắn là dấu hiệu rõ ràng nhất mà cha mẹ không được phép bỏ qua. Cơ thể trẻ tuy non nớt, mềm yếu nhưng không thể tự xuất hiện các vết bầm tím, vết xước.

Sau mỗi ngày con đi học về cha mẹ cần kiểm tra thân thể bé để phát hiện những thương tích trên người. Nếu thấy có bất kì dấu vết nào lạ trên cơ thể bé mẹ cần lời giải thích rõ ràng từ giáo viên. Nếu câu trả lời nhận được là "quen thuộc: bé bị ngã". Mẹ cần bình tĩnh xem xét thêm các biểu hiện khác nữa.

2. Trẻ sợ hãi khi ở trong không gian kín

Thông thường, ở tất cả các trưởng mầm non, tiểu học hiện nay đều đã trang bị những thiết bị camera kết nối với điện thoại thông minh của phụ huynh để cha mẹ tiện theo dõi trẻ nhỏ. Chính vì thế, để bạo hành trẻ, các bảo mẫu cần phải đưa trẻ vào khu vực kín để thực hiện.

6 dau hieu de nhan biet nhat bao hieu tre co the dang bi bao hanh o truong - 3

Trẻ bị đánh đập thường có xu hướng khép mình. (Ảnh minh họa)

Đó là lý do trẻ tỏ ra sợ hãi khi ở trong không gian kín, bé sẽ mường tượng ra cảnh bị bạo hành. Vì thế, khi con ở trong phòng 1 mình hay đưa con đi tắm... thấy con có biểu hiện sợ hãi, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên nhủ và trò chuyện với con để tìm ra nguyên nhân.

3. Trẻ hốt hoảng, ngủ không sâu giấc

Tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ rất dễ bị tác động bởi những hành động thô bạo. Nó thường đi vào trong giấc mơ của trẻ, khiến trẻ không thể nào ngon giấc.

Vì thế, nếu thấy con ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc đêm... mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sức khỏe hay là do trẻ đang bị bạo hành.

4. Không chịu đi học, nhìn thấy mẹ là đòi về ngay

Trẻ nhỏ thường phản kháng khi cha mẹ bắt đi học. Đó là một tình huống hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu sự phản kháng của trẻ là vô cùng dữ dội như ôm chặt mẹ, giãy giụa khi mẹ giao bé cho cô giáo hay mỗi lần được mẹ đón đều chạy tới và đòi về ngay lập tức... thì là dấu hiệu bất bình thường. Hãy quan sát ánh mắt của trẻ và ánh mắt của bảo mẫu trong những trường hợp này để nhận ra được nguyên do thực sự.

6 dau hieu de nhan biet nhat bao hieu tre co the dang bi bao hanh o truong - 4

Các bé bị cô giáo đánh đập thường chỉ thích về nhà với bố mẹ. (Ảnh minh họa)

5. Ngại giao tiếp, tiếp xúc

Trẻ bị bạo hành thường có cảm giác sợ sệt, e dè, ngại giao tiếp và tiếp xúc với bất kì ai, kể cả bố mẹ. Trẻ không chạy nhảy nô đùa như trước mà chỉ thu mình một chỗ, ôm đầu gối hoặc khoanh tay trước ngực...

6. Hành vi quá khích

Nghiến răng, cắn móng tay, thở dốc, hồi hộp hay toát mồ hôi hoặc chống đối lại cha mẹ có thể là những hành vi khác lạ, quá khích của bé cho thấy đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Việc bé bị bạo hành dẫn đến lo sợ và không làm chủ được những hành động thân thể mình.

Trên đây chỉ là một vài biểu hiện nhỏ cho thấy trẻ có thể đang bị bạo hành ở trường học. Ngoài ra, để biết chính xác con có đang bị bạo hành hay không, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện nhẹ nhàng, hỏi han tình hình ở trường lớp của con và việc đối xử của các thầy cô tại trường. Chắt lọc những ý kiến từ trẻ kết hợp với quan sát thực tế để nhận ra vấn đề.

Theo Chi Chi (Khám phá)

bạo hành trẻ em

giáo viên mầm non

trẻ mầm non

camera giám sát

đánh trẻ mầm non


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.