Bức thư của cậu bé tự sát 2 lần không thành cảnh tỉnh mỗi bà mẹ về cách dạy con

Bất cứ người làm cha mẹ nào khi đọc được bức thư này đều sẽ phải suy nghĩ lại về cách nuôi dạy con của mình.

Bất cứ người làm cha mẹ nào khi đọc được bức thư này đều sẽ phải suy nghĩ lại về cách nuôi dạy con của mình.

“Mẹ ơi, khi mẹ nhìn thấy những dòng chữ này có nghĩa là con đã không còn nữa. Con biết con làm như vậy là rất ích kỷ, mẹ nuôi dạy con đã bao nhiêu năm, cuối cùng lại mất trắng... Mỗi ngày mẹ phải thức dậy đi làm sớm, chỉ cần là thứ con thích mẹ đều mua bằng được dù đắt đến mấy...”

Đây là lời mở đầu bức di thư của cậu bé Nam Nam, 15 tuổi, sống tại Hàng Châu, Trung Quốc viết cho mẹ. Tháng 2 năm ngoái, cậu bé cãi nhau với mẹ, sau đó nhảy từ tầng 3 xuống, toàn thân bị thương nặng nhưng tự sát không thành.

Tháng 3 năm nay, dưới sự khuyên nhủ của người nhà, Nam Nam đến khám tại bệnh viện tâm thần Thụ Lâm, Hàng Châu. Cậu bé được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. Ngày14/3, cậu bé hỏi mượn y tá bút và giấy, cũng trong tối ngày hôm đó, bức thư này được tìm thấy.

buc thu cua cau be tu sat 2 lan khong thanh canh tinh moi ba me ve cach day con - 1

Bức di thư của cậu bé Nam Nam.

Nam Nam vốn là một cậu bé thông minh, có chí hướng và nghe lời, dưới sự yêu cầu nghiêm khắc của mẹ, thành tích học tập của cậu bé từ hạng 400 toàn khóa đã tiến bộ lên hạng 200, lần tốt nhất là hạng 50, đứng thứ 3 trong lớp.

Nhưng tất cả những nỗ lực của Nam Nam chưa bao giờ đổi lại được sự công nhận của mẹ vì mẹ em cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ. Nam Nam viết: "Xuất thân nông thôn, con phải đỗ được một trường đại học tốt mới có thể thành tài, thành tích nhất định phải ở top 10. Mỗi lần con thi được thành tích tốt mẹ đều không khen thưởng gì cả và cũng không hài lòng, mẹ chỉ nói rằng mẹ đã bỏ ra nhiều công sức vì con như thế thì con nên đạt được thành tích cao hơn nữa".

Hai năm nay, đứa trẻ đang trong giai đoạn mới lớn bắt đầu xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực: Không muốn học, không muốn giao lưu kết bạn và coi game online là công cụ để trốn tránh hiện thực. Nam Nam thổ lộ, lúc mình học lớp 5, 6 đã có ý nghĩ muốn tự tử. Đến kỳ nghỉ đông năm ngoái, một câu nói của mẹ làm cậu khắc sâu: “Mày chết đi cho tao nhờ!”, cậu nghĩ có lẽ chỉ là lời nói khi tức giận thôi nhưng lúc đó cậu bé thật sự rất buồn.

Vì ảnh hưởng của bệnh trầm cảm, Nam Nam không chịu được đả kích này, cậu chọn nhảy lầu, nhưng do bản năng vô thức với lấy mắc phơi quần áo, chân chạm đất trước nên cậu chỉ bị thương nhẹ. Sau khi bị thương, Nam Nam cảm thấy tự trách và hối hận vô cùng.

Đến ngày đi học Nam Nam cũng chỉ vùi đầu vào game: “Ai bắt con đi học con nhảy lầu cho xem...”. Bệnh trầm cảm của Nam Nam ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực học hành và cuộc sống thiếu tình thương. Hiện tại Nam Nam vẫn đang tiếp tục điều trị.

Câu chuyện về bức di thư của Nam Nam đã cảnh tỉnh nhiều bậc làm cha mẹ rằng có phải chúng ta đã sai trong cách dạy dỗ con? Tất cả mọi đứa trẻ đều có trái tim yếu đuối và cần có tình thương, do đó, đừng bao giờ quá ép buộc con cái trong chuyện học hành, điểm số. Đừng đặt lên vai con áp lực vô hình bằng quan điểm cá nhân của người lớn. Hãy luôn lắng nghe câu chuyện của con cái mình để những tình huống xấu không bao giờ xảy ra.

Theo Khám Phá



Cách dạy con

làm cha mẹ

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.