Cao Bằng: Học sinh lớp 1 ăn mèn mén, bế em đi học cùng

“Nhiều hôm, học sinh lớp 1 phải cõng em nhỏ đi học cùng. Khi vào học, các con để em ở ngoài tự chơi, khi nào em khóc, các cô chạy ra ngoài dỗ dành em”, thầy Ma Văn Huỳnh cho biết.

“Nhiều hôm, học sinh lớp 1 phải cõng em nhỏ đi học cùng. Khi vào học, các con để em ở ngoài tự chơi, khi nào em khóc, các cô chạy ra ngoài dỗ dành em”, thầy Ma Văn Huỳnh cho biết.

Bảo Lâm được biết đến là một trong những huyện nghèo nhất ở Cao Bằng, cách trung tâm thành phố 170 km, nơi vẫn còn những đứa trẻ nghĩ đến cơm mà thèm rơi nước mắt, nơi có những học sinh vừa đi học vừa phải trông em.

Phân trường Nà Lầu trường tiểu học Nà Hiên (xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm) là một phân trường cực kỳ khó khăn. Điểm trường này hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa tính mạng học sinh cũng như giáo viên của phân trường.

Được biết, phân trường Nà Lầu trường tiểu học Nà Hiên hiện có 42 học sinh, chủ yếu là dân tộc Mông, với 3 cấp lớp học là lớp 1, 2, 3.

Chia sẻ những khó khăn mà phân trường này đang gặp phải, thầy Ma Văn Huỳnh – giáo viên dạy lớp 1 tại phân trường Nà Lầu cho hay: “Hiện nay đa số học sinh của phân trường đều là con của các hộ nghèo và cận nghèo.

Lớp học hiện nay của phân trường cũng chỉ khoảng hơn chục mét vuông/lớp, chủ yếu dựng bằng các loại nan tre ghép lại với nhau. Mùa đông gió rít vào lạnh thấu xương, mùa mưa lũ lớp học cũng không khác ngoài ruộng là bao nhiêu, thầy trò bì bõm lội nước cùng nhau.

Điều quan trọng là cho đến giờ, lớp học đã xuống cấp trầm trọng và hàng ngày đe dọa tới an toàn của học sinh và giáo viên khi nó có thể sập bất cứ lúc nào”.

Học sinh lớp 1 và lớp 3 phải ngồi quay lại với nhau

Chia sẻ thêm về những khó khăn, thầy Ma Văn Huỳnh cho biết: “Lớp 1 và lớp 3 của điểm trường cùng chung một không gian. Nếu lớp 1 quay đầu lại phía trên thì lớp 3 quay đầu xuống phía dưới, cũng chẳng có lấy một tấm bạt mà ngăn cách 2 lớp với nhau. Thành ra, lớp này nói gì lớp kia cũng nghe được hết, nhiều khi các em cũng mất tập trung”.

Được biết, ở phân trường Nà Lầu này chưa bao giờ có sự xuất hiện của ánh sáng đèn điện. Nếu trời mưa lớn hay trời quá tối thì đành cho học sinh nghỉ học. Hơn thế, điểm trường này cũng không có hệ thống bơm nước.

Nếu muốn có nước để học sinh rửa mặt hay giặt khăn lau bảng thì buộc phải đi bộ xuống dưới 1 km để gánh nước lên. Thầy giáo Ma Văn Huỳnh cũng cho biết, nước đối với điểm trường, là thứ gì đó rất quý giá.

Lớp học là những phên nứa ghép lại với nhau

“Việc vất vả nhất với giáo viên vùng cao có lẽ là đến nhà để động viên học sinh đi học. Nhiều gia đình không muốn cho con đi học, vì cho con đi học sẽ không có ai trông em, không có ai làm việc nhà.

Học sinh của tôi nghỉ học để đi chăn bò, đi kiếm củi là bình thường. Mỗi gia đình có khoảng 5-6 đứa. Vì thế, nhiều gia đình cơm cũng không đủ để cho các con ăn. Học sinh của tôi chia sẻ, các em phải ăn mèn mén (bột ngô nghiền) là nhiều, các con thèm cơm lắm. Nghe các con nói mà rơi nước mắt.

Mèn mén: Món ăn quen thuộc của học sinh tại phân trường 

Nhiều hôm học sinh lớp 1 đi học cõng em nhỏ đi học cùng. Khi vào học, các con để em ở ngoài tự chơi. Khi nào em khóc, các con chạy ra ngoài dỗ dành em. Nhiều khi nhìn các con mà xót xa lắm, tuổi của các con đáng lẽ phải được ăn, được học, được vui chơi và được chăm sóc chứ không phải còn bé tí đã làm đủ thứ việc như thế này”, thầy Ma Văn Huỳnh chia sẻ thêm.


giáo viên

đánh học sinh

Giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.