Giáo viên phản biện, tức thì vào danh sách hâm, chống phá

Có thể nói, hiện nay trong đời sống trường học có rất ít tiếng nói phản biện. Các tổ chức trong nhà trường đang dần tự "đánh rơi" chức năng của mình.

Có thể nói, hiện nay trong đời sống trường học có rất ít tiếng nói phản biện. Các tổ chức trong nhà trường đang dần tự "đánh rơi" chức năng của mình.

Có thể nói, hiện nay trong đời sống trường học có rất ít tiếng nói phản biện.

Các tổ chức trong nhà trường được Hiệu trưởng dùng như một phương tiện hợp pháp hóa ý tưởng của mình (mà ý tưởng của số đông Hiệu trưởng là chạy theo thành tích, kể cả thành tích ảo, miễn sao đem lại “tiếng tăm” cho cá nhân, cho nhà trường). Có nhiều nguyên nhân cơ bản tạo nên thực trạng đó.

Về phía Hiệu trưởng, số đông cho rằng làm như vậy để tránh búa rìu dư luận. Nếu thất bại thì đó là quyết định tập thể (đặc biệt là Đảng bộ). Nếu thành công thì thành tích của Hiệu trưởng là chính.

Cần tiếng nói phản biện trong nhà trường. (Ảnh minh họa: NOP/ Tuoitre.vn)

Về phía các tổ chức như Đảng, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh học sinh…, có thể do quen với tư duy “ủng hộ” Hiệu trưởng, cũng có thể do động cơ nào đó (lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, sợ cấp trên, ngại đụng chạm…) mà không bày tỏ chính kiến, không bàn bạc (đặc biệt là với những ý tưởng chưa đúng của Hiệu trưởng).

Lâu dần những tổ chức này tự "đánh rơi" chức năng của mình.

Về phía giáo viên, họ biết đúng, sai, phải, trái nhưng hoặc đồng ý, hoặc im lặng. Sai vẫn đồng ý để cho qua. Để “mắc ki nô” (mặc kệ nó). Đồng ý để được lòng Hiệu trưởng. Đồng ý để bản thân không bị phiền toái… 

Còn im lặng có thể cũng là một biểu hiện khác của đồng ý. Cũng có thể là không đồng ý. Đó là cách tốt nhất để giữ mình. Cứ thế các nghị quyết lần lượt ra đời, lần lượt đi vào thực tế. Nếu đúng thì không phải bàn. 

Còn sai thì kéo theo biết bao hệ lụy không chỉ trước mắt mà còn lâu dài cho cả người dạy, người học và cả xã hội.

Nguyên nhân của những nguyên nhân trên, theo thiển ý của người viết, tất cả đều bắt nguồn từ cơ chế xin – cho. 

Hiệu trưởng có thể “ban phát” lợi ích cho cá nhân giáo viên. Hiệu trưởng cũng có thể gây khó dễ cho ai đó. 

Cơ chế này tồn tại lâu sẽ tạo nên tâm lí cam chịu, mặc nhiên, nô lệ…

Đến mức không chỉ ngại phản biện, sợ phản biện mà còn dị ứng với phản biện. 

Hễ ai phản biện đám đông liền cho đó là hâm, là chống phá (mặc dù có thể vẫn biết ý kiến phản biện ấy là đúng). 

Theo đó, cái đúng, cái sai lộn sòng. Các giá trị bị đảo lộn. Đó là điều đau lòng nhất trong mọi sự đau lòng. Nó là một trong những nguyên nhân cốt lõi trì kéo sự phát triển.

Cách duy nhất thoát ra khỏi thực trạng đó là đoạn tuyệt với cơ chế xin- cho. Thực thi cơ chế dân chủ. 

Tạo cơ hội cho mọi tổ chức, mọi thành viên trong nhà trường thực thi quyền dân chủ đích thị (xin nhấn mạnh dân chủ đích thực chứ không phải dân chủ hình thức). 

Thực tế cho thấy, nhà trường nào có dân chủ, dù chỉ trong một giới hạn hẹp thì nhà trường đó có sự phát triển đích thực, bền vững.

Thiết nghĩ, đã đến lúc cần tháo gỡ ách tắc này với ý thức không thể chậm trễ hơn. Bởi đó là lòng dân và cũng là ý Đảng.

Theo Giáo dục Việt Nam

bạo lực học đường

Giáo dục

Dân chủ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.