Hà Nội mới dự kiến đổi giờ học, giờ làm, phụ huynh đã phát hoảng

Thành phố Hà Nội sẽ rà soát, điều chỉnh giờ học, giờ làm dựa theo nhóm đối tượng, nhóm công việc. Giải pháp đưa ra nhằm giảm ùn tắc giao thông. Tuy mới chỉ là đề xuất song không ít phụ huynh Thủ đô đã lo ngay ngáy trước sự thay đổi này.

Thành phố Hà Nội sẽ rà soát, điều chỉnh giờ học, giờ làm dựa theo nhóm đối tượng, nhóm công việc. Giải pháp đưa ra nhằm giảm ùn tắc giao thông. Tuy mới chỉ là đề xuất song không ít phụ huynh Thủ đô đã lo ngay ngáy trước sự thay đổi này.

Từng thất bại

Ngày 4/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2030, tầm nhìn 2030”.

Trong đó, rà soát điều chỉnh giờ học, giờ làm là một trong nhiều nhóm giải pháp cấp bách mà đề án đưa ra để giảm ùn tắc giao thông.

Điều đáng nói là cách đây 5 năm, Hà Nội cũng đã từng điều chỉnh giờ học, giờ làm nhưng không hiệu quả, làm xáo trộn việc đi lại của người dân.

Lần này, cơ quan soạn thảo tiếp tục đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm, để thực hiện đồng bộ với các biện pháp hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

lead-campaign-autodaily-anh4.jpg
Phụ huynh và học sinh sẽ có sự thay đổi giờ giấc đáng kể để thực hiện mục tiêu giảm ùn tắc tại Hà Nội. Ảnh minh họa

Phụ huynh nghi ngờ!

Dù đã được cơ quan quản lý khẳng định sẽ nghiên cứu chặt chẽ, phân nhóm đối tượng, song không ít phụ huynh khi được hỏi đều cho rằng, nếu thay đổi giờ học bắt đầu từ 9h và kết thúc vào 15h khó khả thi. Nghĩ “nát óc”, chị Nguyễn Thiêm (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn không thể tính toán làm sao hợp lý để tiện đưa đón con.

“Phân nhóm theo giờ của học sinh thì bố mẹ dễ “loạn” vì mỗi người làm một nghề, giờ giấc khác nhau. Còn phân theo công việc của bố mẹ thì khó sắp xếp lịch học cho các con, dẫn dến đưa đón chồng chéo”- nữ phụ huynh băn khoăn.

Theo chị Thiêm, nếu đã tính toán thì cần tính toán giờ cho nhóm học sinh THPT và sinh viên, riêng nhóm học sinh tiểu học và THCS cần “nương” theo khung giờ của bố mẹ để tiện việc đưa đón.

“Học sinh THPT có thể linh hoạt vì không phải ăn bán trú, sinh viên lại càng chủ động vì đa phần tự di chuyển. Sinh viên các trường ĐH nên học khung giờ lệch hẳn so với cán bộ, sẽ giảm tải được phần nào!”- chị Thiêm nói.

Anh Nguyễn Văn Thắng (cán bộ Cty FPT) thì cho rằng, nhóm cư dân làm việc cho doanh nghiệp tư nhân nên bố trí lệch múi giờ so với nhóm cán bộ nhà nước. Theo anh, nên học theo cách mà nhiều nước đang thực hiện: Đi làm muộn, về nhà muộn.

“Tuy nhiên, bố mẹ nào làm cho công ty tư nhân, không bó buộc giờ giấc nhưng phải đưa đón con đi học thì đằng nào cũng phải đi sớm. Có muốn giảm tải cũng khó!”- anh Thắng nói.

Theo nhiều phụ huynh, việc thay đổi cần tính toán thật kỹ lưỡng, tránh chồng chéo lên nhau và quan trọng là tính khả thi của mỗi phương án sẽ thế nào khi thực hiện.

Nâng cao ý thức người tham gia giao thông hoặc giảm tải lưu lượng xe gắn máy thay vì “ép” vào các khung giờ, vẫn là giải pháp hữu hiệu lâu dài được nhiều phụ huynh chia sẻ.

Theo Phụ nữ Việt Nam


Giáo dục

Điều chỉnh giờ học

giờ học của học sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.