Hai "sự thật" của cô hiệu trưởng về vụ xe đâm học sinh gãy chân

Người ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi với sự thật mà cô hiệu trưởng đưa ra. Bởi chính cô đã đưa ra quá nhiều sự thật mà lần nào cũng rất khẩn thiết.

 Người ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi với sự thật mà cô hiệu trưởng đưa ra. Bởi chính cô đã đưa ra quá nhiều sự thật mà lần nào cũng rất khẩn thiết.

Ngày 13/2, sau khi báo chí đăng tải câu chuyện của ông Trần Quốc Tuấn, người lái chiếc xe taxi gây ra tai nạn đối với cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2A4, tại Trường TH Nam Trung Yên, cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đã gửi tới báo chí bức thư kêu cứu.

Trong thư, cô "khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ sự thật, bảo vệ lẽ phải cho các thầy cô giáo". Cô cũng đề nghị báo chí "lắng nghe tiếng kêu cứu và lời trần tình sự thật của các cô giáo (mà thực tế là của cô)".

Cô hiệu trưởng nói gì về vụ xe đâm học sinh gãy chân?
Cháu Trần Chí Kiên bị chấn thương nặng, gãy xương đùi phải nẹp vít xương nhưng nhà trường khẳng định cháu chơi đùa tự ngã.

Sự thật mà cô Ngọc muốn "trần tình" với các cơ quan truyền thông chính là: Cô không ngồi trên chiếc xe ô tô gây ra tai nạn cho học sinh Trần Chí Kiên; cô cũng không nhìn thấy chiếc ô tô nào đâm học sinh.

Vì vậy, cô Ngọc cho rằng, lời kể từ vợ của lái xe Trần Quốc Tuấn mà báo chí đăng tải là "không đúng sự thật" (Lời kể cho hay: Ông Tuấn lái xe chở cô Ngọc và cô Hương - hiệu phó - đi vào trường thì va phải cháu Kiên. Ông Tuấn đã mở cửa cho cô Hương xuống đỡ học sinh còn cô Ngọc thì đi thẳng vào trong).

Theo diễn giải của cô hiệu trưởng, sự thật ở đây là sau taxi đi thẳng vào trường, hai cô đã xuống xe và đi vào bên trong, ông Tuấn lùi xe thì va chạm phải cháu Kiên. Khi đó, hai cô không hề biết có sự va chạm này.

Vụ tai nạn ngày 1/12/2016 tại Trường TH Nam Trung Yên đã diễn ra như lời kể của vợ lái xe Trần Quốc Tuấn hay như lời trần tình của cô Ngọc? Sự thật tới nay vẫn đang đợi cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sẽ sớm có kết quả.

Tuy nhiên cô Ngọc có lẽ đã đãng trí khi quên mất rằng, trước khi gửi bức thư trần tình sự thật, cô cũng đã cung cấp cho báo chí một sự thật khác.

Ngày 20/12/2016, sau khi nhận được thư phản ánh của phụ huynh, chúng tôi tìm đến trường. Trong suốt gần 1 giờ đồng hồ làm việc, cô hiệu trưởng diễn giải bằng những câu chuyện về tuổi già, về sự thể "tình ngay, lý gian".

Khi đó, cô Ngọc khẳng định: Trường có quy định không cho bất cứ xe nào ra vào trường trong giờ học; vào buổi sáng xảy ra sự việc không có bất cứ chiếc xe nào ra vào. Và do đó, việc phụ huynh phản ánh chuyện cháu Kiên bị ô tô đâm là không thể.

Cô cũng cho nhóm phóng viên xem tập phiếu khảo sát ý kiến của toàn bộ học sinh  cán bộ giáo viên. Trong tập phiếu này, tổ bảo vệ trực buổi sáng ngày 1/12/2016 khẳng định, ngày hôm đó không có bất cứ chiếc xe nào ra vào trường.

Cô Ngọc cũng quên mình đã  rất rành rõ chỉ cho các phóng viên những ý kiến mà cô khảo sát từ các học sinh về vụ việc để khẳng định rằng cháu Kiên đùa nghịch rồi chạy ngã trong giờ ra chơi chứ không có bất kỳ chiếc xe nào va phải, cùng với nhận xét: "Học sinh trong toàn trường thì không thể giấu được".

https://ttol.vietnamnetjsc.vn//2017/02/16/09/48/co-hieu-truong-noi-gi-ve-vu-xe-dam-hoc-sinh-gay-chan_2.jpg

Bà Tạ Thị Bích Ngọc -  Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên


Cho đến tháng 2/2017.

Trong bức thư trần tình gửi ngày 13/2, cô Ngọc giải thích đã "vô tình không để ý đến chi tiết cô Ngọc và cô Hương có đi taxi vào trường".

Thế nhưng, điều gì đã khiến chiếc xe taxi chở các cô trở nên vô hình trong mắt tổ bảo vệ? Và điều gì đã khiến vụ va chạm của chiếc xe taxi vào cháu Kiên ngay giữa sân trường đã trở thành việc học sinh chạy rồi tự ngã?

Trong bức thư trần tình ngày 13/2, cô Ngọc cho hay mình làm khảo sát ý kiến học sinh và cán bộ giáo viên là theo yêu cầu của phụ huynh.

Còn trong buổi làm việc cuối năm 2016, cô nói mình thực hiện cuộc khảo sát đó theo ý kiến "tham mưu" của cô hiệu phó với mục đích khẳng định không có chiếc xe nào vào trường và không hề có vụ tai nạn như học sinh phản ánh.

"Theo lẽ thông thường, bất kỳ ai nhìn thấy tai nạn cũng phải giúp đỡ và bảo vệ em bé (nhất là khi sự việc xảy ra trong trường của mình và với học sinh của mình) chứ không dại gì bảo vệ người lái taxi" - cô Ngọc giãi bày như vậy trong bức thư trần tình mới nhất. Cho tới hiện tại, chúng tôi cũng đồng cảm với điều này.

Tuy nhiên, người ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về sự thật khác nhau mà cô đưa ra - mà lần nào cũng được cho là "rất khẩn thiết".
Theo VietNamNet

học sinh

Cô hiệu trưởng

xe đâm học sinh gãy chân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.