Lương hơn 3 triệu đồng, thầy giáo trẻ bỏ biên chế đi làm thợ xăm

Sau 10 năm đi dạy học, với lương hơn 3 triệu đồng/tháng, thầy giáo Nguyễn Quang Tuệ đã viết đơn xin ra khỏi biên chế.

Sau 10 năm đi dạy học, với lương hơn 3 triệu đồng/tháng, thầy giáo Nguyễn Quang Tuệ đã viết đơn xin ra khỏi biên chế.

>> Cách đối phó loạt câu hỏi "hại não" của con trẻ: Bao cao su là gì, con sinh ra từ đâu...?

Những ngày qua, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh lá đơn xin nghỉ việc vì lương thấp được dư luận quan tâm. Giáo viên viết đơn là Nguyễn Quang Tuệ (sinh năm 1987), dạy Mỹ thuật tại trường Tiểu học Thanh Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).

Trong đơn, thầy Tuệ nêu rõ lý do xin nghỉ việc là điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bản thân bị bệnh và mức thu nhập thấp không đảm bảo trang trải cuộc sống cho gia đình và chữa bệnh.

Giáo viên trẻ muốn xin chuyển sang làm nghề khác để đảm bảo thu nhập hơn cho cá nhân cũng như gia đình. Thầy Tuệ cũng cam kết sẽ bàn giao lại toàn bộ công việc và các vấn đề liên quan cho nhà trường trước khi nghỉ việc từ ngày 1/9.

Luong hon 3 trieu dong, thay giao tre bo bien che di lam tho xam hinh anh 1
Lá đơn xin nghỉ việc của thầy Nguyễn Quang Tuệ. Ảnh: NVCC. 

Chia sẻ với Zing.vn, thầy Nguyễn Quang Tuệ cho biết lý do xin ra khỏi ngành sư phạm vì mức lương 3,6 triệu đồng/tháng không thể đủ trang trải cho cuộc sống hiện tại.

Thầy Tuệ bày tỏ: “Mức lương đó tiết kiệm lắm mới đủ chi tiêu hàng ngày cho bản thân, ngoài ra mình còn phải lo cho bố mẹ và gia đình”.

Để quyết định bỏ biên chế, thầy giáo trẻ đã phải suy nghĩ rất nhiều nhưng cuối cùng đã chọn lựa và được mọi người ủng hộ.

Luong hon 3 trieu dong, thay giao tre bo bien che di lam tho xam hinh anh 2
Thầy giáo trẻ cho biết cảm giác sau khi xin ra khỏi nghề là nhớ trường lớp, nhớ học sinh. Ảnh: NVCC. 

Trước đó, thầy Nguyễn Quang Tuệ tốt nghiệp CĐ Sư phạm Mỹ thuật Quảng Bình từ năm 2008. Sáu năm sau khi ra trường, thầy Tuệ đi dạy hợp đồng tại các trường trong tỉnh. Đến tháng 3/2014, thầy Tuệ được vào biên chế và làm việc tại trường Tiểu học Thanh Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).

Giáo viên này kể thời điểm khó khăn nhất trong nghề là 6 năm đầu tiên dạy hợp đồng khi lương thấp, nghỉ hè lại không có lương, phải đi làm thêm thợ xăm và chụp ảnh.

Trong 6 năm, thầy Tuệ dạy hợp đồng tại 8 trường học, trong đó 4 năm dạy học cách nhà 20 km. Lương hợp đồng thấp, tiết kiệm lắm thầy mới đủ tiền xăng xe, tiền sinh hoạt cá nhân mà không giúp được gì cho gia đình.

Khi vào biên chế, cuộc sống của giáo viên trẻ đỡ khó khăn hơn khi không phải lo chạy vạy đi tìm trường để xin dạy. Nhưng số tiền hơn 3 triệu mỗi tháng sau 4 năm vào biên chế khiến giáo viên trẻ không đủ trang trải cuộc sống.

Luong hon 3 trieu dong, thay giao tre bo bien che di lam tho xam hinh anh 3
Sau khi bỏ nghề thầy giáo, thầy Tuệ làm thợ xăm nghệ thuật. Ảnh: NVCC.

“Khi quyết định gửi đơn xin nghỉ việc, mình đã suy nghĩ rất kỹ. Mình yêu nghề sư phạm và học sinh, nhưng cuộc sống bắt buộc mình phải chọn lựa. Cảm giác của mình sau đó là nhớ đồng nghiệp, nhớ học trò”, thầy giáo kể.

Thầy Quang Tuệ cho hay sẽ tập trung công việc xăm nghệ thuật. Đây cũng là công việc làm thêm ngoài giờ lên lớp (thứ bảy, chủ nhật) và nghỉ hè trong thời gian qua của giáo viên này.

Ông Nguyễn Hải Dương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Thủy - xác nhận hình ảnh lá đơn xin nghỉ việc xuất hiện trên mạng xã hội là của thầy Nguyễn Quang Tuệ. Thầy hiệu trưởng cũng như một số giáo viên khác trong trường cảm thấy buồn vì điều này.

Theo vị hiệu trưởng, thầy giáo Tuệ được nhiều đồng nghiệp quý mến, không vi phạm kỷ luật trong quá trình kỷ luật. Tuy nhiên, hoàn cảnh của thầy cũng khá khó khăn khi còn bố mẹ già hơn 70 tuổi phải chăm sóc.

Theo Zing

thầy giáo

dạy học

biên chế giáo viên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.