'Mẹ xông vào trường tát cô giáo sao dạy được con nữa'

“Cha mẹ thấy con mình bị đánh là lập tức lên trường xử lý giáo viên. Những người này tưởng thế là thương con nhưng thực ra họ đang làm hỏng đứa trẻ”, bạn đọc Cấm Nguyễn nhận định.

“Cha mẹ thấy con mình bị đánh là lập tức lên trường xử lý giáo viên. Những người này tưởng thế là thương con nhưng thực ra họ đang làm hỏng đứa trẻ”, bạn đọc Cấm Nguyễn nhận định.

Ngày 12/10, bà Lê Thị Cúc (giáo viên THPT ở Đà Nẵng) dẫn theo con là bé H.G vào trường Tiểu học và THCS Đức Trí, quận Hải Châu), đánh cô Lan Anh đang làm nhiệm vụ trả học sinh vì cho rằng giáo viên này khiến con mình xước má.

Sau khi tìm hiểu, biết người gây ra vết xước là giáo viên khác, bà Cúc tiếp tục đe dọa, đồng thời dí điện thoại vào mặt cô giáo, quay và đăng lên Facebook.

Khi người lớn chọn phương pháp bạo lực

Ngay tại môi trường sư phạm, nhiều giáo viên, phụ huynh mất bình tĩnh, chọn bạo lực để giải quyết mâu thuẫn và bức xúc cá nhân. Hiện tượng thầy đánh trò, học sinh đánh nhau, phụ huynh tát giáo viên hoặc đến trường đánh học sinh bắt nạt con mình đã trở nên phổ biến.

Thời gian gần đây, những tin tức, hình ảnh về các vụ bạo lực học đường cũng xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.

'Me xong vao truong tat co giao sao day duoc con nua' hinh anh 1
Một giáo viên ở Đà Nẵng xông vào trường đánh giáo viên vì con bị xước mặt. Ảnh:Facebook.

Thầy cô là người chịu trách nhiệm giáo dục trẻ nhưng nhiều người cũng không giữ được bình tĩnh trong quá trình dạy học. Một số giáo viên đánh học sinh bầm tím, xúc phạm các em nặng nề vì không làm bài tập, nói chuyện riêng trong lớp hay chỉ vì viết sai chính tả.

Khi con mình trở thành nạn nhân của bạo lực, cha mẹ học sinh liền đáp trả bằng... chân tay. Trước trường hợp của bà Cúc, một phụ huynh ở An Giang tranh cãi và tát giáo viên khi nghe cháu kể bị cô đánh hồi tháng 3/2016.

Đầu năm 2016, một phụ huynh ở Bình Định cũng đến trường đánh nam sinh ngất xỉu vì dám trêu chọc con gái ông.

Nhiều người cho rằng người lớn còn hành xử như vậy bảo sao học sinh không đánh nhau khi mâu thuẫn. Thực tế, nhiều em đánh đập bạn dã man chỉ vì những lý do vụn vặt như mặc đồ giống nhau, nhìn “đểu”, tranh cãi trên Facebook hay giành người yêu.

Không chỉ hành hạ về thể xác, một số em còn bạo lực tinh thần bạn bằng những lời chửi rủa, lột đồ, quay clip đăng lên mạng. Trong những vụ như vậy, nạn nhân bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng, một số em tự tử hoặc có ý định tìm đến cái chết.

Đừng là những tấm gương mờ

Gần đây, tình trạng bạo lực học đường xảy ra thường xuyên khiến nhiều người lo ngại về tính giáo dục, cũng như mức độ an toàn của môi trường sư phạm.

'Me xong vao truong tat co giao sao day duoc con nua' hinh anh 2
Học sinh dễ bắt chước cách cư xử bạo lực của giáo viên và phụ huynh.Ảnh cắt từ clip.

Bạn đọc Thảo Nguyên bình luận Facebook bây giờ nhiều clip nữ sinh đánh nhau đến nỗi người ta cũng chẳng còn quan tâm nữa. Với nhiều bạn trẻ, việc dùng chân tay để giải quyết vấn đề là chuyện bình thường khi mà "tấm gương" cha mẹ, thầy cô cũng hành xử như vậy.

Những vụ giáo viên chửi nhau, dằn mặt đồng nghiệp, giáo viên đánh nhau với phụ huynh, phụ huynh đến trường đánh giáo viên vì xúc phạm con mình... làm môi trường sư phạm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không ít cha mẹ còn thẳng thắn dạy con "phải đánh nó trước khi nó đánh mình" hay chỉ thẳng mặt cô giáo đe dọa “nếu con tôi bị đánh thế này, tôi sẽ không để yên đâu”...

Bạn Quốc Sĩ bình luận trước đây, trẻ con bị giáo viên đánh cũng không dám mách bố mẹ vì sợ bị đánh thêm. Giờ ngược lại, thấy con bị đánh, dù chưa rõ sự việc, cha mẹ đã làm ầm lên. Phụ huynh mà đến tận trường tát vào mặt cô giáo thì sao dạy được con nữa.

“Cha mẹ thấy con mình bị đánh là lập tức lên trường xử lý giáo viên. Những người này tưởng thế là thương con nhưng thực ra họ đang làm hỏng đứa trẻ”, bạn đọc Cấm Nguyễn nhận định.

Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Giám đốc chiến lược Trung tâm đào tạo kỹ năng sống Ý tưởng Việt, cho rằng phụ huynh và giáo viên là người trưởng thành, có suy nghĩ chín chắn, không nên lấy bạo lực để đối phó bạo lực, mà nên hành xử một cách văn minh, tránh nêu gương xấu cho trẻ.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy đồng ý với quan điểm trên và cho biết thêm trong mắt trẻ, giáo viên, phụ huynh là những người mẫu mực, tấm gương để noi theo. Nếu họ hành xử không văn minh, trẻ sẽ bắt chước, tập nhiễm tính bạo lực.

Thậm chí, dù học sinh không bắt chước, hành vi không đẹp đó cũng khiến các em không còn tôn trọng, nghe lời người lớn nữa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả giáo dục trẻ sau này.

Ở một góc độ khác, khi phụ huynh và giáo viên xảy ra mâu thuẫn, học sinh sẽ nảy sinh tâm lý bất an, sợ bị trả thù. Nhiều em không dám đến trường vì sợ bị giáo viên đánh đập, xúc phạm.

Cô giáo làm xước má học sinh bị đình chỉ một tháng, phạt 5 triệu đồng

Ngày 19/10, Thanh tra Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với cô giáo Oanh (trường Tiểu học và THCS Đức Trí, quận Hải Châu).

Theo đó, cô Oanh bị đình chỉ một tháng công tác và phạt 5 triệu đồng. Theo Thanh tra Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, cô Oanh có hành vi đánh học sinh gây thương tích nên phải xử phạt hành chính theo quy định.


Theo Zing

bạo lực học đường

phụ huynh đánh giáo viên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.