Thầy cô sống ích kỉ sao học trò có thể yêu thương?

Thầy cô giáo cần phải giữ đúng chuẩn mực nhà giáo. Khi thầy cô đã được học sinh yêu mến, kính trọng, việc các em nghe lời cũng chẳng còn nhiều khó khăn.

Thầy cô giáo cần phải giữ đúng chuẩn mực nhà giáo. Khi thầy cô đã được học sinh yêu mến, kính trọng, việc các em nghe lời cũng chẳng còn nhiều khó khăn.

Gần đây, liên tục xảy ra những vụ thầy cô bạo hành học sinh nơi trường học. Nguyên nhân các vụ bạo hành phần lớn cũng xuất phát từ phía học sinh có lỗi. 

Nhưng dù thế, mức kỉ luật dành cho giáo viên nhẹ thì bị khiển trách, cảnh cáo trước ngành, nặng bị sa thải. 

Nhiều thầy cô đã có ý nghĩ buông xuôi, mặc kệ học trò để bảo toàn sự bình an cho chính bản thân mình. 

Nhưng với cách làm “mackeno” như thế, liệu lương tâm của một nhà giáo chân chính có khỏi bị áy náy, bị day dứt hay không? 

Là giáo viên, chẳng ai lại thích chọn giải pháp an toàn như thế. Vậy làm thế nào để học sinh nghe lời, chăm ngoan nhưng không phải dùng đến đòn roi, đến những lời la mắng? 

Làm gì để giáo dục không đòn roi mà vẫn hiệu quả là vấn đề nhiều giáo viên quan tâm. (Ảnh minh họa: Báo điện tử Zing.vn)

Thầy cô sống ích kỉ sao học trò có thể yêu thương?

Với học sinh tiểu học, phần lớn các em chưa có được sự đánh giá, nhận xét về thầy cô giáo của mình. Dù thế nào thì thầy cô vẫn luôn là người các em yêu mến và nghe lời. 

Nhưng học trò ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông lại hoàn toàn khác, học sinh đã có sự đánh giá, nhận xét riêng của mình dựa vào tác phong, hành vi và thái độ của mỗi thầy cô đối với chúng. 

Nhiều thầy cô giáo hiện nay chỉ xem công việc giảng dạy của mình đơn giản như một cái “cần câu cơm” để hàng ngày lên trường, đến giờ là vào dạy, hết giờ là bước ra khỏi lớp mà không cần quan tâm đến bất cứ chuyện gì. 

Đã không gần gũi trò để thấu hiểu, sẻ chia lại luôn dùng mệnh lệnh, dùng lời đay nghiến khi học trò phạm lỗi. 

Trong giảng dạy, thầy cô không nhiệt tâm còn dùng thủ đoạn để bắt ép học trò phải theo học thêm, phải quà cáp mỗi khi đến dịp lễ, Tết. 

Đã không thiếu những giáo viên từng lạnh lùng tuyên bố với học sinh: “Các anh chị có tiền hãy đi học thêm, tôi không có thể uống nước lã cầm hơi mà dạy được”. Có thầy cô cứ vào học là điểm danh thu xong mới cho học. 

Có em không mang tiền xin khất thì nhận được phản hồi: “Chỉ nốt hôm nay thôi nghe, hôm sau không có tiền anh chị đừng tới lớp”. 

Lại có thầy sợ thất thu nên áp dụng hình thức thu tiền ngày nên em nào muốn học mang theo vài chục ngàn nộp thầy rồi vào lớp, chẳng may đi vội quên mang tiền thì nghỉ học buổi ấy luôn. 

Nhiều học sinh kể: “Trên lớp thầy cô dạy không nhiệt tình để học trò phải đến lớp học thêm cho đông”.

Ngày nay, thầy cô nào dám sửa những điều chưa đúng, chưa tốt cho học trò?

Những thầy cô giáo như thế bảo sao học trò có thể yêu thương?

Thường thì trước mặt các em vẫn gọi là thầy, cô nhưng sau lưng toàn là “bà ấy”, “ông ấy” không ít em còn gọi “con mẹ”, “thằng cha”…

Đã không yêu thương thì làm gì muốn nghe lời hay tôn trọng?

Thế rồi thầy cô nói cứ nói, những lời nói cũng ít khi đọng vào tâm trí các em.

Thầy phải ra thầy

Bên cạnh những thầy cô sống ích kỉ, thiếu sự chuẩn mực như thế vẫn còn nhiều giáo viên được học sinh yêu mến, kính trọng và luôn vâng lời. 

Nhiều em còn thần tượng thầy cô giáo mình đến mức ước ao được vào nghề giáo để được giống như thầy cô. Nghe lời thầy cô còn hơn cả cha mẹ mình.

Muốn được các em thần tượng, yêu mến như thế, trước hết thầy cô phải tạo được sự uy tín với học sinh, sống mẫu mực, luôn biết yêu thương, thấu hiểu và chia sẻ với các em. 

Trên lớp là người thầy, giảng dạy hết mình. Ngoài lớp, thầy cô giống như những người bạn thân tình với học sinh. Trong giáo dục luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn lấy việc thu phục nhân tâm làm đầu. 

Nhiều người mỗi khi ngồi bên nhau ôn lại kỉ niệm thời đi học thường nhắc mãi tên những thầy cô giáo bằng một sự trân trọng khó tả. 

Vào những ngày lễ, Tết ở xa các em gửi thiệp chúc mừng, ở gần các em rủ nhau tới thăm hỏi…

Khi được hỏi: “Vì sao lại yêu thương những thầy cô giáo ấy nhiều như thế?”, nhiều em có thể liệt kê biết bao chuyện như cô Hương dạy thêm nhưng không đặt nặng chuyện tiền bạc, bạn nào có thì đóng, gia đình khó khăn quá thì thôi. 

Hay như việc thầy Dũng hàng năm thường vận động tiền của Mạnh Thường Quân hỗ trợ một số học sinh nghèo trong lớp. 

Cô Mai gom sách vở, quần áo, giày dép cũ cho một số bạn không có. Cô Lan giúp tiền để học sinh lớp mình đi chữa bệnh…

Khi thầy cô đã được học sinh yêu mến, kính trọng, việc các em nghe lời cũng chẳng còn nhiều khó khăn.

Theo GDVN


giáo viên

bạo lực học đường

học sinh

Giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.