Thầy giáo không ngón tay vẫn dành cả đời cầm phấn

Suốt 27 năm công tác tại một ngôi trường nhỏ ở vùng xa xôi của Trung Quốc, thầy giáo khuyết tật cho biết ông sẽ tiếp tục dạy ngay cả khi trường chỉ còn một học sinh.

Suốt 27 năm công tác tại một ngôi trường nhỏ ở vùng xa xôi của Trung Quốc, thầy giáo khuyết tật cho biết ông sẽ tiếp tục dạy ngay cả khi trường chỉ còn một học sinh.

Sinh ra với phần khiếm khuyết trên cơ thể, ông hen Hai Ping trải qua cuộc sống vô cùng khó khăn. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông không thể tìm được việc do ai cũng chê là người không có ngón chân, tay.

Năm 1990, trong bối cảnh thiếu giáo viên trầm trọng ở các vùng nông thôn, Chen có cơ duyên gặp hiệu trưởng của một trường làng ở Liu Jian Shan, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và trở thành thầy giáo dạy thay.

"Khi đó, tôi 23 tuổi. Công việc này mang lại thu nhập 50 nhân dân tệ một tháng. Tôi vô cùng hài lòng", thầy giáo Chen nói.

Thay giao khong ngon tay van danh ca doi cam phan hinh anh 1
Thầy Chen đến thăm nhà của một học sinh. Ảnh: China Daily.

Để đáp ứng công việc, người đàn ông 51 tuổi đã vượt qua nhiều trở ngại. Một trong số đó là luyện tiếng Quan Thoại chuẩn hơn để dạy pinyin (bảng chữ cái ngữ âm của Trung Quốc).

Ngoài ra, thầy giáo này cũng không ngừng học hỏi các đồng nghiệp. Hàng ngày, ông phải dậy rất sớm để đến ngôi trường cách nhà 10 km, trau dồi nghiệp vụ và quay trở về trước khi lớp học của mình bắt đầu.

Thách thức lớn nhất của người đàn ông này là viết trên bảng đen. Không có ngón tay, ông phải giữ phấn ở giữa lòng bàn tay để viết.

Nhớ lại khi mới bắt đầu cầm phấn, ông Chen thốt lên: "Đó là một quá trình đau đớn. Lòng bàn tay của tôi phồng rộp và phấn luôn bị rơi xuống sàn".

Lớp học của thầy Chen chỉ có 6 học sinh, 3 trong số đó chưa đến tuổi đến trường. Thực tế, ngôi trường mà ông dạy hiện tại khác rất nhiều so với 20 năm trước.

Thay giao khong ngon tay van danh ca doi cam phan hinh anh 2
Lớp học của thầy Chen chỉ có 6 học sinh ở nhiều độ tuổi. 1/2 trong đó chưa đến tuổi đến trường. Ảnh: China Daily.

Tọa lạc trên sườn đồi ở quận Liễu Lâm (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc), tòa nhà 2 tầng một thời là nơi học tập của hơn 100 người. Hiện tại, trường chỉ có một lớp. Trong đó, ông Chen vừa là giáo viên, vừa nấu ăn, kiêm dọn dẹp.

Theo Tân Hoa Xã, khi người lớn lên thành phố làm việc, họ mang theo con cái. Các trường học ở nông thôn ngày càng ít học sinh. Một báo cáo của chính phủ vào năm 2013 cho biết hơn 60% trẻ ở độ tuổi 6-15 đang sống với bố mẹ là lao động nhập cư.

Vào đầu những năm 2000, một số trường ở vùng nông thôn phải đóng cửa hoặc sáp nhập. Hầu hết trẻ trong làng được đưa đến các trường ở thị trấn và thành phố. Một số ít bị bỏ lại trong "những ngôi trường ma" giống nơi ông Chen đang dạy, bởi hành trình đến với ngôi trường lớn hơn quá lâu hoặc quá tốn kém.

“Chất lượng giáo dục trong những ngôi trường ma không tốt như những ngôi trường lớn hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn rất quan trọng. Nếu không có chúng, một số học sinh có thể đã bỏ học”, thầy Chen thông tin.

Feng Qiang Qiang, 11 tuổi, là học sinh lớn tuổi nhất trong trường. Cha dượng của cậu là công nhân mỏ. Ông không bao giờ ở nhà trong khi mẹ của nam sinh ốm đã nhiều năm.

“Gia đình không thể gửi em đến một ngôi trường tốt hơn”, nam giáo viên nói. Đấy cũng là một phần lý do khiến người thầy này không nỡ rời đi dù các quan chức giáo dục từng chuyển ông đến công tác tại ngôi trường khác.

Ông Chen rất ngạc nhiên khi được chọn làm tấm gương tiêu biểu trong một chiến dịch của Alibaba và vui mừng khi nhận hỗ trợ 5.000 nhân dân tệ. Số tiền này nhiều gấp đôi lương tháng hiện tại của ông.

Tuy nhiên, niềm vui này cũng không thể xóa đi nỗi lo của thầy giáo khi ông có thể là người giám hộ cuối cùng của ngôi trường. Điều kiện khó khăn khiến các giáo viên từ chối đến công tác.

“Tôi sẽ tiếp tục dạy ngay cả khi chỉ còn một học sinh”, ông nhấn mạnh.

Theo Zing

thầy giáo

người khuyết tật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.